FED là gì? Những điều cần biết về FED nếu muốn tham gia các sàn forex tốt nhất thế giới
Địa chỉ | Tan An |
Quận/huyện | Tây Bắc Bộ |
Tỉnh/Thành phố | An Giang |
Quốc gia | Vietnam |
FED là gì? Những điều cần biết về FED nếu muốn tham gia các sàn forex tốt nhất thế giới
FED có lẽ là tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới, là nơi duy nhất được in tiền (đô la Mỹ), đưa ra các chính sách tiền tệ không chỉ ảnh hưởng tới Hoa Kỳ mà còn rất nhiều quốc gia khác. Là 1 trader chắc hẳn bạn luôn tự nhắc mình phải cẩn thận khi nghe tin thông báo lãi suất, hay sắp có các cuộc họp diễn ra từ FED để tránh bị bay tài khoản, đúng không? Vậy FED – với vai trò là người giám sát kinh tế Mỹ- thì những chính sách mà FED đưa ra ảnh hướng như thế nào tới tình hình kinh tế Mỹ nói chung và kinh tế thế giới nói riêng?
Mục lục
FED là gì?
FED hay cục dự trữ liên bang (Federal Reserve System – Fed) là ngân hàng trung ương Mỹ, thành lập từ 23/12/1913, theo đạo luật mang tên “Federal Reserve Act” được ký bởi tổng thống Woodrow Wilson với mục đích duy trì 1 chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn và ổn định cho nước Mỹ.
Xem thêm danh sách các sàn forex tốt nhất thế giới để tìm ra sàn giao dịch phù hợp với nhu cầu đầu tư của bạn.
FED ra đời như thế nào?
Vào năm 1910, vì lo ngại khủng hoảng tài chính và kinh tế khiến cho giới tinh hoa Mỹ tin rằng cần phải thay đổi hệ thống ngân hàng quốc gia. Mặc dù Đảng Cộng hòa và Dân chủ luôn tồn tại bất đồng trong nhiều lĩnh vực, nhưng riêng vấn đề này cả 2 đảng đều thống nhất tin tưởng hệ thống tiền tệ hiện tại thiếu linh hoạt và không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế quốc gia.
Đảng Cộng hòa, do Thượng nghị sĩ Nelson Aldrich dẫn đầu tuyên bố ủng hộ việc ra đời ngân hàng trung ương dưới sự bảo trợ bởi 1 ngân hàng tư nhân, có trụ sở tại Washington, D.C. Để dễ dàng mở rộng hoặc ký hợp đồng tiền tệ khi cần. Trái lại, Đảng Dân chủ không tin tưởng vào các ông chủ Phố Wall nên ủng hộ thành lập một hệ thống ngân hàng do chính phủ kiểm soát. Tất nhiên, hệ thống này sẽ là sự phối hợp của tất cả mọi bên trong đó có các giám đốc ngân hàng tư nhân, những người có nhiều kinh nghiệm trong chính sách tiền tệ; các cá nhân có thẩm quyền – người sẽ bảo vệ công dân khỏi sự thờ ơ của các chủ ngân hàng.
Xem thêm: Các loại tài khoản XTB
Sau nhiều tranh luận nảy lửa giữa các đảng phái, cuối cùng vào tháng 11 năm 1913, Quốc hội đã thông qua “Đạo luật Dự trữ liên bang” dựa trên các ý tưởng của Aldrich Plan. Paul Warburg cùng nhiều chuyên gia được chỉ định điều hành hệ thống non trẻ này. Đến nằm 1915, Fed chính thức đi vào hoạt động đóng vai trò chủ chốt tài trợ các nỗ lực chiến tranh của Mỹ và phe liên minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Cục Dự trữ Liên bang gần như là 1 trong số ít các ngân hàng trung ương trên thế giới không chịu bất cứ kiểm soát hay quyết định nào từ chính phủ, đóng 1 vai trò độc lập, mặc dù vẫn chịu trách nhiệm bởi cơ quan Hành Pháp. Nhờ vậy, các phán quyết đưa ra sẽ không phục vụ lợi ích cho 1 phe phái nào hết mà chỉ phục vụ cho người dân và các lợi ích công cộng. Ngoài ra, để tránh tập trung quá nhiều quyền lực vào ngân hàng tại New York, cũng như tăng quyền lực cho các vùng nội địa, 1 hệ thống ngân hàng mới ra đời sẽ nằm ở 12 vùng trên khắp nước Mỹ.
Cơ cấu tổ chức của Cục dự trữ liên bang FED
Cơ cấu tổ chức của FED bao gồm:
Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên, nhiệm kỳ 14 năm, do Tổng thống Mỹ chỉ định.
Ủy ban Thị trường mở (FOMC).
Các ngân hàng của FED (12 ngân hàng) được đặt tại các thành phố lớn
Các ngân hàng thành viên
Trong đó:
Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên được đề cử bởi Tổng thống, và do Thượng viện thông qua, đây chính là những người sẽ đưa ra các quyết định quan trọng về chính sách tiền tệ
Ủy ban thị trường mở FOMC gồm 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc cùng 5 chủ tịch ngân hàng chi nhánh, với nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường mở.
12 ngân hàng dự trữ liên bang khu vực (12 chi nhánh) được đặt tại Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas và San Francisco sẽ thực hiện các nhiệm vụ còn lại.
Xem thêm: scalping trading là gì
Vai trò của cục dự trữ liên bang
Vai trò chính sách tiền tệ của Fed được nêu cụ thể trong Đạo luật Dự trữ Liên bang sửa đổi năm 1977 với các nhiệm vụ chính như sau:
Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tạo việc làm cho công dân Hoa Kỳ, ổn định giá cả và điều chỉnh lãi suất dài hạn.
Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính. Bình ổn giá cả cùng các sản phẩm và dịch vụ để khuyến khích tăng trưởng kinh tế.
Giám sát các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính an toàn, vững vàng và bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng.
Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia.
Tại sao FED lại có thể tác động nền kinh tế toàn cầu?
USD vốn là đồng tiền chủ chốt mà FED lại là nơi duy nhất được quyền đưa ra các quyết định về tăng giảm lãi suất tiền tệ. Chính điều này đã tác động trực tiếp đến sức mạnh của đồng USD, gây ảnh hưởng đến các đối tác thương mại của Mỹ. Nếu FED tăng lãi suất đồng USD nhằm kiềm chế lạm phát, vô hình chung làm tăng sức mạnh của đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế, làm tăng nhập khẩu, giảm xuất khẩu, giảm đầu tư vào Mỹ.
Hơn nữa, cũng chính vì USD chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống tiền tệ quốc tế, nên nhiều mặt hàng quan trọng như dầu, vàng đều được định giá bằng USD. Mà FED là cơ quan duy nhất được can thiệp vào việc xác lập giá trị đồng USD thông qua hoạt động mua bán USD và các ngoại tệ khác. Đồng nghĩa việc kiểm soát USD của FED cũng khiến thị trường toàn cầu bị kiểm soát gián tiếp. Vì thế, tất cả những quyết định của FED đều tác động đến nền kinh tế thế giới. Tất nhiên các trader sẽ không bao giờ dám bỏ qua những diễn biến liên quan hoạt động của FED trong giao dịch forex nếu như không muốn bị cháy tài khoản.
Các công cụ tác động tới chính sách tiền tệ của FED
Thay đổi lãi suất: cũng chính vì USD là đồng tiền chủ chốt của thế giới, nên việc thay đổi lãi suất sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chính sách tiền, tới các hoạt động của kinh tế và doanh nghiệp.
Mua và bán trái phiếu chính phủ: việc mua trái phiếu chính phủ sẽ làm tăng lượng tiền lưu thông, điều này dẫn đến lãi suất giảm cũng như kích thích việc chi tiêu và vay ngân hàng gia tăng. Nên trong trường hợp ngược lại khi FED bán trái phiếu sẽ làm lượng tiền lưu thông ít đi, khiến cho lãi suất tăng cao, gây khó khăn cho ngành tài chính.
Quy định lượng tiền mặt dự trữ: Fed có rất nhiều các ngân hàng cấp dưới, vì thế khi FED đưa ra các chỉ thị về khối lượng tiền mặt dự trữ sẽ làm cho các ngân hàng này buộc phải tuân thủ. Nếu số lượng dự trữ lớn khi đó phần cho vay sẽ giảm đi, vay mượn khó hơn và lãi suất tăng lên.
Xem thêm: call margin là gì
Liên hệ người đăng tin
Bài viết gần đây
- Street Style Icons Who Rock the Essentials Hoodie
- 46 phút ago
- Nông sản-Hoa quả
- ddf, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vietnam
- 1 view
- 99.501
- AI Solutions For Healthcare
- 51 phút ago
- Dịch vụ
- Illinois, Toàn quốc, Quốc gia khác
- 3 views
- 200
- Prime Care Services: What Makes Them Stand Out in Modern Healthcare?
- 1 giờ ago
- Dịch vụ
- Bắc Ninh, Quốc gia khác
- 3 views
- 200
Xem nhiều nhất trong ngày
- Make Your Train Journey Easier With Zoop (4 views)
- Street Style Icons Who Rock the Spider Hoodie (4 views)
- Trung tâm dạy piano tại Đà Nẵng – Gia Sư Piano Việt Nam (4 views)
- Best Christmas Decoration in Dubai || 045490505 (4 views)
- Chọn dầu thủy lực 46 cho xe nâng hiệu quả (3 views)
- 5 Signs You Need to Hire an Essay Writing Service (3 views)
- Prime Care Services: What Makes Them Stand Out in Modern Healthcare? (3 views)
- AI Solutions For Healthcare (3 views)
- essentials hoodie canada Every Season (3 views)
Comments