Quy trình đầu tư xây dựng nhà máy dược phẩm
Tỉnh/Thành phố | Hà Nội |
Quốc gia | Vietnam |
Hiện nay nước ta mới có khoảng 224 nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP/ WHO. Chính vì thế việc xây dựng nhà máy nhà máy dược GMP WHO chính là cách để chúng ta khẳng định thương hiệu trong khu vực cũng như toàn thế giới.
Việt Nam có dân số khoảng gần 90 triệu người nhưng dân số hiện nước ta đang bước vào giai đoạn già hóa điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu về chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng. Mặt khác, mức độ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ y tế có xu hướng tăng lên do thu nhập bình quân đầu người , trình độ dân trí được cải thiện là yếu tố chính dẫn đến sự phát triển tất yếu của ngành dược nói chung và các công ty sản xuất dược phẩm nói riêng.
Nắm được nhu cầu của xã hội, nhiều doanh nghiệp đã bắt tay vào các dự án xây dựng nhà máy dược phẩm. Vậy để xây dựng được nhà máy sản xuất nhà máy dược GMP WHO chúng ta cần phải hiểu rõ các quy trình đầu tư xây dựng nhà máy.
Hãy cùng với GMPC Việt Nam đi tìm hiểu vấn đề này nhé.
GMPC Việt Nam đã tư vấn thi công xây dựng cho nhà máy dược phẩm của công ty cổ phần dược Hậu Giang
Bước 1: Lập dự án đầu tư
Lập dự án đầu tư là bước khởi đầu quan trọng quyết định đến vấn đề xin giấy phép xây dựng đối với dự án xây dựng nhà máy dược phẩm.
Bước 2: Xin cấp phép xây dựng
Chủ đầu tư dự án sẽ phải cung cấp tất cả thông tin liên quan đến dự án nhà máy dược GMP WHO để ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao sẽ tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy phép xây dựng cho nhà đầu tư nếu hồ sơ hợp lệ hoặc ra văn bản từ chối cấp giấy phép xây dựng trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
Bước 3: Lựa chọn trang thiết bị sản xuất, kiểm nghiệm, kho
Đây là bước cực kỳ quan trọng vì những sản phẩm dược phẩm sản xuất ra có đảm bảo vệ sinh an toàn cũng như chất lượng sản phẩm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào trang thiết bị.
Bước 4: Thi công xây dựng nhà tiền chế thép
Nhà máy thép tiền chế dược phẩm là một trong các ứng dụng của nhà thép tiền chế tại Việt Nam và trên thế giới. Trong đó, tiêu chuẩn GMP được coi là tiêu chuẩn sản xuất quan trọng cần đạt được trong dự án xây dựng nhà máy dược phẩm. Việc thi công này, giúp tạo ra được bộ khung nhà máy đảm bảo yêu cầu sản xuất dược phẩm sau này.
Bước 5: Thi công cơ điện, phòng sạch và các hệ thống phụ trợ
Giúp đảm bảo môi trường vô trùng cho công việc sản xuất thuốc. Nhằm đảm bảo cho các sản phẩm trong môi trường phòng sạch được bảo quản tốt nhất và không thể gây biến chứng cho người bệnh.
Bước 6: Tuyển dụng nhân sự, hoàn thiện tổ chức phòng ban
Tuyển chọn nhân sự dược phẩm là quá trình lựa chọn ứng viên phù hợp với yêu cầu tuyển dụng. Tuyển chọn bao gồm các công việc thu nhận hồ sơ ứng viên, nghiên cứu, sàng lọc, thông báo phỏng vấn, phỏng vấn, ra quyết định tuyển chọn cán bộ, công nhân viên phục vụ nhu cầu của nhà máy dược GMP WHO.
Bước 7: Xây dựng hồ sơ tài liệu GMP WHO/ GMP EU/ GMP PIC/s
Là bước chuẩn bị những tài liệu liên quan đến việc xin giấy phép của các đơn vị duyệt các tiêu chuẩn GMP WHO/ GMP EU/ GMP PIC/s.
Bước 8: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận GMP
Chủ đầu tư sẽ gửi hồ sơ đăng ký kiểm tra GMP gửi về Cục Quản Lý Dược – Bộ Y Tế để xin cấp chứng nhận GMP.
Bước 9: Thẩm định GMP – Bảo vệ trước đoàn thẩm định
Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Quản Lý Dược có quyết định thành lập đoàn kiểm tra các hoạt động của cơ sở sản xuất theo các nguyên tắc tiêu chuẩn GMP WHO và các quy định chuyên môn hiện hành. Biên bản kiểm tra phải được phụ trách cơ sở cùng trưởng đoàn kiểm tra ký xác nhận.
Nếu kết quả kiểm tra đáp ứng theo yêu cầu GMP thì sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn GMP.
Bước 10: Báo cáo khắc phục (Nếu có)
Trường hợp cơ sở còn có một số tồn tại có thể khắc phục được thì trong vòng 2 tháng kể từ ngày được kiểm tra, cơ sở phải khắc phục, sửa chữa và báo cáo kết quả khắc phục những tồn tại gửi về Cục quản lý dược. Đối với các cơ sở chưa đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP WHO thì phải tiếp tục tiến hành khắc phục sửa chữa các tồn tại và nộp hồ sơ như lúc đăng ký kiểm tra lần đầu.
Trong tất cả các quy trình đầu tư dự án xây dựng nhà máy dược phẩm đều quan trọng, tuy nhiên bước thi công cơ điện, phòng sạch và các hệ thống phụ trợ là bước quyết định lớn đến chất lượng dược phẩm sản xuất sau này. Bởi lẽ, nếu môi trường sản xuất dược phẩm không đảm bảo sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới sản phẩm cũng như sức khỏe của người sử dụng.
Với kinh nghiệm 11 năm tư vấn, thiết kế, quản lý giám sát thi công cho hơn 200 dự án, GMPC Việt Nam tự tin cung cấp các dịch vụ như sau:
1. Lập báo cáo dự án đầu tư
2. Tư vấn công nghệ và thiết bị
3. Thiết kế bản vẽ thi công chi tiết
4. Quản lý dự án, giám sát thi công
5. Đào tạo, hướng dẫn thực hành
6. Lập hồ sơ đánh giá WHO GMP
7. Tư vấn tái đánh giá WHO GMP
Quý khách hàng cần tư vấn và hỗ trợ thêm vể thủ tục xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm vui lòng liên hệ hotline: 0982.866.668 hoặc email: [email protected].
Liên hệ người đăng tin
Bài viết gần đây
- Công cụ phân tích fanpage hiệu quả cho người quản trị
- 44 phút ago
- Dịch vụ khác
- Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, Vietnam
- 2 views
- 300
- Địa chỉ uy tín chuyên cung cấp các dòng xe nâng chất lượng
- 3 giờ ago
- Dịch vụ
- Toàn quốc, Vietnam
- 5 views
- 0
- Street Style Icons Who Rock the Essentials Hoodie
- 9 giờ ago
- Nông sản-Hoa quả
- ddf, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vietnam
- 4 views
- 99.501
Xem nhiều nhất trong ngày
- Dịch Vụ Bảo Vệ Ngân Hàng – Vì Sự An Toàn Của Tất Cả (10 views)
- Cung Cấp Dịch Vụ Bảo Vệ – Giải Pháp Hàng Đầu Vì Sự An Toàn Cho Doanh Nghiệp Bạn (9 views)
- Dịch Vụ Bảo Vệ Trường Học – An Toàn Cho Môi Trường Giáo Dục (9 views)
- Street Style Icons Who Rock the Spider Hoodie (7 views)
- Trung tâm dạy piano tại Đà Nẵng – Gia Sư Piano Việt Nam (7 views)
- Chọn dầu thủy lực 46 cho xe nâng hiệu quả (6 views)
- Prime Care Services: What Makes Them Stand Out in Modern Healthcare? (6 views)
- Best Christmas Decoration in Dubai || 045490505 (6 views)
- AI Solutions For Healthcare (6 views)
Comments