Cây cam thảo được biết đến là một vị thuốc quen thuộc từ ngàn đời xưa. Loại cây này có nhiều tác dụng đặc biệt trong việc chữa trị các loại bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, ít ai am hiểu tận tường về tác dụng của cam thảo, cũng như cách dùng mang lại hiệu quả cao. Đó là lý do mà chúng tôi cung cấp một cách đầy đủ các thông tin liên quan đến loại cây này ngay bên dưới.
Mục lục
CAM THẢO LÀ GÌ? CÓ MẤY LOẠI CÂY CAM THẢO?
Cam thảo là một vị thảo dược quý, được áp dụng trong rất nhiều bài thuốc như: chữa viêm họng mãn tính, chữa viêm phổi, viêm phế quản, xuất huyết tiểu cầu,…
– Cây cam thảo có đầu nhọn, lá dài từ 2,5 – 5cm, hoa nở màu tím nhạt.
– Quả cam thảo hình lưỡi liềm, màu nâu đen và khá nhiều lông.
– Rễ của cây cảm thảo được xem là bộ phận được dùng nhiều nhất, bởi nó chứa các thành phần quan trọng trong việc chữa trị bệnh lý.
Cam thảo được chia thành 2 loại, đó là:
Cam thảo bắc
Cam thảo bắc thường có màu nâu nhạt, vị ngọt và đắng nhẹ, hoa dạng hình bướm. Loại cam thảo này phát triển ngầm với rễ chùm, lan rộng. Chiều cao của cây cam thảo bắc từ 0,5 – 1,5m, được trồng chủ yếu ở địa hình núi cao. Loại thảo dược này được xem là vị thuốc quý, chữa nhiều bệnh về đường hô hấp, viêm phế quản, trào ngược dạ dày, chướng hơi,….
Cam thảo nam
Loại cam thảo nam thường có thân nhẵn, rễ to và hình trụ, cây mọc thằng đúng, hoa màu trắng. Cam thảo nam thường được trồng ở nơi có khí hậu ẩm ướt thuộc vùng nhiệt đới. Phần lớn, cam thảo nam được dùng để chữa các bệnh ho, mụn nhọt, dị ứng, mày đay, giải độc, lợi tiểu,….
TÁC DỤNG & CHỦ TRỊ CỦA CÂY CAM THẢO
Nhắc đến cây cam thảo, ai cũng biết đến đó là một vị thuốc quý. Tuy nhiên, loại cây này có tác dụng gì? chủ trị bệnh lý nào?… đó là kiến thức cần thiết mà bạn cần nắm. Cụ thể:
Tác dụng của cây cam thảo
→ Tác dụng dược lý hiện đại: chống loét dạ dày, chống co thắt, long đờn, chống viêm, chống loét, lành vết thương, giải độc tố bạch hầu, uốn ván, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể,…
→ Tác dụng theo Đông y: cam thảo có tác dụng bổ khí, giảm suy nhược cơ thể, trị viêm họng, ho, đờm,… Đồng thời, loại thảo dược này còn có thể chữa được các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, viêm loét dạ dày, tá tràng, giải độc, điều hòa khí huyết.
Chủ trị của cây cam thảo
• Cây cam thảo thường được áp dụng cho các bài thuốc chữa ho rất hiệu quả, giảm nhanh triệu chứng và cải thiện bệnh lý.
• Dùng một lượng cam thảo vừa phải, sẽ giúp giảm tình trạng loét dạ dày (đừng nên lạm dụng dài ngày vì dễ gây phù).
• Cam thảo thường làm chất điều vị, tạo ngọt trong các bài thuốc có vị đắng và khó uống.
• Cam thảo cũng được dùng nhiều trong các loại trà nhuận tràng
• Là vị thuốc chống suy nhược, mệt mỏi và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
MỘT SỐ BÀI THUỐC TỪ CÂY CAM THẢO HIỆU QUẢ NHẤT
Cây cam thảo thường được áp dụng trong rất nhiều bài thuốc khác nhau, trong đó phải kể đến:
Bài thuốc chữa cảm cúm
♦ Nguyên liệu: cam thảo 30g, bạc hà 9g, rau diếp cá 9g
♦ Cách làm: các nguyên liệu này đem sơ chế, cho vào ấm, sắc khoảng 30 phút và uống hằng ngày.
Bài thuốc chữa mụn nhọt sưng đau
♦ Nguyên liệu: cam thảo 20g, sài đất 9g, kim ngân hoa 6g
♦ Cách làm: đem nguyên liệu đi rửa sạch, sắc thành thuốc đến khi còn 2/ 3 ấm là được, nên uống mỗi ngày 1 thang, sử dụng nguyên liệu tươi hay khô đều được
Bài thuốc chữa tiểu tiện không thông
♦ Nguyên liệu: cam thảo đất 15g, râu ngô 12g, mã đề 12g.
♦ Cách làm: các nguyên liệu này đem đi rửa sạch, sắc uống hằng ngày, mỗi ngày 1 thang theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Bài thuốc chữa viêm họng hạt
♦ Nguyên liệu: cam thảo 30g, bạc hà 9g, rau diếp cá 15g
♦ Cách làm: tất cả các nguyên liệu này trộn lẫn, giã lấy nước uống hằng ngày, đều đặn từ 3 – 4 lần/ ngày để kháng viêm, giảm đờm, giảm mủ.
Bài thuốc chữa ho hen
♦ Nguyên liệu: cam thảo đất 60g
♦ Cách làm: đem 60g cam thảo đất sắc thành thuốc, dùng 2 lần/ ngày để giảm ho hen.
Bài thuốc chữa nóng gan
♦ Nguyên liệu: cam thảo 20g, đường cát vừa đủ
♦ Cách làm: chưng cách thủy hỗn hợp này trong 20 phút, dùng uống hằng ngày
Bài thuốc chữa ho, tiêu đờm
♦ Nguyên liệu: cam thảo 60g, trần bì 100g, cát cánh 200g, kinh giới 200g, bách bộ 200g.
♦ Cách làm: sơ chế, tán nhỏ, trộn đều, dùng uống 3 – 9g bột mỗi ngày, chia thành 3 – 4 lần uống.
TÁC DỤNG PHỤ VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA CAM THẢO
Cây cam thảo dù là một vị thuốc tốt nhưng cũng sẽ có một số tác dụng phụ và chống chỉ định mà bạn cần phải biết. Cụ thể:
Tác dụng phụ
→ Việc sử dụng cam thảo chữa bệnh cần phải đúng liều lượng chỉ định. Nếu bạn lạm dụng trong thời gian dài, sẽ gây nên một số tác dụng phụ nghiêm trọng như: tăng huyết áp, suy nhược, tê liệt, hạ nồng độ kali,…
→ Trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh sẽ có các tác dụng phụ như mệt mỏi, mất kinh, nhức đầu, giảm ham muốn tình dục,…
→ Những đối tượng sử dụng thuốc lá nhai có vị cam thảo sẽ dễ dẫn đến cao huyết áp, phản ứng phụ khác.
Chống chỉ định
→ Phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ nên dùng theo khuyến cáo từ các bác sĩ
→ Thận trọng khi dùng cam thảo cùng với một số loại thuốc chữa bệnh khác
→ Thận trọng với các đối tượng dị ứng với các thành phần hóa học có trong cam thảo.
→ Đối với trẻ nhỏ nên thận trọng áp dụng liều lượng vừa đủ, tránh các tương tác có hại
→ KHÔNG DÙNG cam thảo với Đại kích, Nguyên hoa, Hải tảo, Cam toại.
Cây cam thảo là một vị thuốc quý, có nhiều công dụng khác nhau và được dùng trong hàng trăm bài thuốc chữa bệnh.
Xem thêm:
#mintmintonline #dakhoahoancau