Đây là 7 dấu hiệu sớm của các loại bệnh ung thư không gây đau bạn nên chú ý. Vì triệu chứng bệnh phát triển không gây cảm giác đau đớn nên nhiều người chủ quan không đi khám.
1. Đi tiểu ra máu nhưng không đau
Nếu một người đi tiểu và nhìn thấy máu trong nước tiểu nhưng lại không cảm thấy đau bụng, thì hãy cảnh giác với triệu chứng sớm của ung thư thận và ung thư bàng quang.
Ví dụ, tiểu máu với đau bụng có thể là sỏi hệ thống tiết niệu. Do đó, triệu chứng giống nhau là tiểu máu, nhưng sự khác biệt giữa các bệnh lành tính và ác tính chủ yếu phụ thuộc vào việc có đau bụng hay không. Vì thế, nếu thấy bất kỳ sự bất thường nào xảy ra, đều phải nhanh chóng đi khám sức khỏe.
2. Có cục u trong vú nhưng không đau
Hoặc cục u có kết cấu cứng, có thể là dấu hiệu chỉ ra cho bạn thấy mầm bệnh ung thư vú đang hình thành.
3. Chảy máu âm đạo nhưng không đau
Phụ nữ trung niên và cao tuổi thường có nguy cơ xuất hiện những triệu chứng bất thường ở phần phụ, chẳng hạn như xuất hiện đột ngột tình trạng chảy máu ở vùng âm đạo nhưng không đau.
Trong trường hợp này, có thể là triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung hoặc ung thư tử cung. Nên đi khám phụ khoa hoặc tầm soát ung thư phần phụ càng sớm càng tốt.
Nếu bạn loai trừ các nguyên nhân khác như bị tác động từ bên ngoài (va đập, chấn thương) và không có triệu chứng như đau đầu, đau họng và đau mũi, nhưng máu hay cục máu đông thường xuyên chảy ra, hoặc xuất hiện trong mũi thì bạn nên cẩn thận.
Đây có thể là dấu hiệu cho thấy có khả năng người bệnh đang bị ung thư vòm họng. Đã đến lúc bạn cần đi khám để phát hiện bệnh kịp thời.
Thỉnh thoảng trên vùng da mặt và da mu bàn tay xuất hiện những vết có hình dạng tròn giống như nốt mụn tròn hoặc nốt ruồi, bề mặt phẳng hoặc hơi nổi phồng lên, trên bề mặt da có màu nâu hoặc đen nhưng không có cảm giác đau.
Những nốt này có thể biến dạng, thay đổi theo thời gian về màu sắc, kích cỡ. Trong trường hợp thấy bất thường, bạn nên đi khám vì đó có thể là biểu hiện tiền ung thư của bệnh ung thư da.
Nếu bạn phát hiện thấy các hạch bạch huyết ở háng, dưới vòm họng, vòm miệng, hàm, dưới nách, cổ, gáy và quanh tai có hiện tượng sưng lên thì nên theo dõi thêm.
Nếu một hoặc nhiều hạch bạch huyết sưng to lên nhưng không đau, kết cấu cứng, hãy cảnh giác với bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính hoặc ung thư hạch.
7. Viêm loét dạ dày nhưng không đau
Một số người cao tuổi bị loét dạ dày, nhưng không có cảm giác đau bụng, rất khó để nhận ra diễn biến bệnh có thể thay đổi. Nếu bạn bị viêm loét dạ dày, mặc dù không đau nhưng có dấu hiệu đi ngoài ra phân màu đen đột ngột thì hãy nhanh chóng đi kiểm tra.
Sau khi nội soi dạ dày, nhiều người ta phát hiện ra các vết loét dạ dày đã phát triển thành ung thư dạ dày.
Do đó, khi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là ở người cao tuổi, hãy cố gắng nội soi dạ dày hoặc chụp nội soi đường tiêu hóa trên, nếu đó là loét dạ dày không đau thì cần phải phát hiện sớm, điều trị sớm có thể tránh được ung thư tấn công.