Site icon Rao vặt online

8 bước sơ cứu khi mèo bị nghẹn nhanh chóng

bai tho em khong nhu chu meo con

bai tho em khong nhu chu meo con

Mèo bị nghẹn là một tình trạng nguy hiểm, có thể khiến cho mèo bị nghẹt thở, tổn thương cổ họng hay thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy khi mèo của bạn bị nghẹn, bạn cần phải xử lý như thế nào đây? Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong việc huấn luyện và chăm sóc chó mèo và thú cưng, hôm nay Nhà Của Pet sẽ hướng dẫn cho bạn 8 bước sơ cứu cho mèo bị nghẹn một cách nhanh chóng và đơn giản tại nhà qua bài viết ngay dưới đây. Cùng mình bắt đầu ngay thôi nào!

Cách sơ cứu mèo bị mắc nghẹn ở cổ

Mắc nghẹn là tình trạng khẩn cấp có thể đe dọa tính mạng của mèo. Nếu không được xử lý kịp thời, mèo có thể bị ngạt thở và tử vong. Vì vậy, việc biết cách sơ cứu khi mèo bị mắc nghẹn là vô cùng quan trọng.

Bước 1: Làm dịu mèo 

Làm dịu mèo bị nghẹn
Điều đầu tiên bạn phải làm khi phát hiện mèo bị nghẹn, đó là làm dịu mèo để mèo giữ được tinh thần ổn định. Một mẹo nhỏ mà bạn có thể thực hiện để làm dịu mèo đó là sử dụng một chiếc khăn mềm mại và quấn mèo lại. Điều này không chỉ giúp mèo cảm thấy an toàn và được bảo vệ hơn; mà còn ngăn chúng cào bạn trong quá trình sơ cứu.

Bước 2: Làm thông đường thở cho mèo

Sau khi làm cho mèo dịu đi, tiếp theo bạn cần phải làm thông được đường thở cho mèo. Để làm thông đường thở cho mèo, bạn cần nghiêng đầu mèo lên và hướng mũi mèo lên trời. Sau đó đặt bàn tay lên đỉnh đầu mèo, với ngón cái và ngón trỏ ở phía trước của răng nanh của mèo. Khi bạn nghiêng đầu mèo, áp dụng áp lực nhẹ từ ngón cái, miệng của mèo sẽ mở ra một cách dễ dàng hơn.

Hãy nhẹ nhàng sử dụng ngón tay còn lại để kéo lưỡi của mèo ra khỏi đường họng một cách nhẹ nhàng. Điều này sẽ làm thông đường hô hấp của mèo, giúp cho mèo dễ thở hơn.

Bước 3: Xác định vị trí của dị vật khiến mèo bị nghẹn

Xác định vị trí của dị vật khiến mèo bị nghẹn
Kế tiếp, bạn cần phải xác định được dị vật đang khiến cho mèo bị nghẹn ở đâu. Để xác định được vị trí của dị vật, bạn cần nhìn vào miệng của mèo để quan sát xem vật nào đang khiến cho mèo bị nghẹn. Nếu bạn có thể nhìn thấy dị vật, bạn hãy thử dùng ngón tay để nhẹ nhàng loại bỏ nó. Tuy nhiên, bạn cần phải thực hiện một cách cẩn thận để không đẩy dị vật sâu vào cổ họng, gây tổn thương nghiêm trọng hơn cho cổ họng của mèo. Bên cạnh đó, ban cũng càn tránh sử dụng nhíp hoặc kìm để lấy dị vật ra, vì việc này có thể làm mèo bạn hoảng loạn và gây nguy hiểm đến tính mạng của mèo.

Bước 4: Lấy dị vật bằng phương pháp thông thường

Trong trường hợp bạn không thể loại bỏ vật bằng ngón tay, một phương pháp khẩn cấp mà bạn có thể thử thực hiện đó là bế mèo lên bằng hai chân sau và giữ cho mèo lộn ngược. Sau đó, bạn nhẹ nhàng lắc mạnh mèo để dị vật có thể tự rơi ra khỏi cổ họng của mèo. Mặc dù phương pháp này có hơi cực đoan, nhưng phương pháp này có thể giúp loại bỏ những vật thể kẹt trong cổ họng mèo một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thử vỗ nhẹ lưng mèo trong khi lắc để tăng cường việc loại bỏ các vật thể. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, việc áp dụng quá nhiều lực có thể gây thương tổn cho mèo. Vì vậy, kỹ thuật này chỉ nên được áp dụng trong trường hợp cấp bách, khi mọi giải pháp khác đã thất bại và mèo đang trong tình trạng nguy kịch.

Đừng bỏ lỡ: Cách chữa mèo con bị tiêu chảy tại nhà

Bước 5: Sử dụng phương pháp Heimlich

Sử dụng phương pháp Heimlich để cứu mèo bị nghẹn

Bước 6: Kiểm tra nhịp tim của mèo

Trong quá trình sơ cứu mèo bị nghẹn, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra nhịp tim của mèo để kiểm tra xem mèo còn sống không. Để kiểm tra nhịp tim của mèo, bạn hãy đặt ngón tay của bạn cách khuỷu tay của mèo khoảng 2cm ở phía giữa ngực. Bạn sẽ có thể cảm nhận được nhịp đập của trái tim ở vị trí này, từ đó biết được mèo của bạn có còn sống không. Nếu mèo của bạn còn nhịp tim, tức là mèo còn ổn. Nếu bạn không cảm nhận được nhịp tim của mèo, bạn cần phải nhanh chóng hô hấp nhân tạo cho mèo ngay lập tức.

Bước 7: Hô hấp nhân tạo cho mèo

Nếu như bạn không thấy mèo còn nhịp tim, bạn cần nhanh chóng hô hấp nhân tạo cho mèo càng nhanh càng tốt. Để có thể hô hấp nhân tạo cho mèo, bạn cần đặt mèo nằm nghiêng, sau đó quỳ xuống bên cạnh đầu của mèo.

Bạn sẽ sử dụng tay để giữ ngực của mèo sao cho lòng bàn tay của bạn ở trên xương ức của mèo. Đặt ngón tay cái ở một bên ngực mèo và các ngón tay của bạn ở phía đối diện. Điều này giúp bạn tạo áp lực lên tim mèo nhằm thực hiện việc nén tim. Thực hiện nén tim bằng cách ép chặt ngón tay cái và các ngón tay của bạn lại với nhau. Bạn cần thực hiện khoảng 100-260 lần nén mỗi phút.

Sau 30 giây, thực hiện hô hấp nhân tạo bằng cách ngậm miệng của mèo lại và thổi vào mũi của chúng. Thổi mạnh trong mũi mèo khoảng 3 giây. Sau đó lặp lại quá trình này tối đa 10-20 lần mỗi phút. Bên cạnh đó, bạn cũng phải thường xuyên theo dõi các phản ứng của mèo. Nếu mèo phản kháng hoặc bạn cảm nhận ngực của mèo bắt đầu phồng lên và tim mèo bắt đầu đập trở lại thì bạn có thể dừng việc hô hấp nhân tạo.

Bước 8: Đưa mèo đến bác sĩ thú y nhanh nhất có thể 

Đưa mèo đến bác sĩ nhanh nhất có thể
Sau khi đã sơ cứu mèo bị nghẹn và giữ cho mèo hô hấp được ổn định, bạn cần đưa mèo đến ngay bệnh viện thú y gần nhất để mèo có thể được các bác sĩ thú y kiểm tra lại tình trạng sức khỏe và nhận được lời khuyên hữu ích nhất.
Xem thêm bài viết:

Kết luận

Qua bài viết trê, Nhà Của Pet đã cùng bạn tìm hiểu 8 bước sơ cứ mèo bị nghẹn một cách nhanh chóng và đơn giản tại nhà. Mèo là loài vật năng động và thích gặm mọi thứ. Do đó bạn cần phải chú ý nhiều hơn đến chú mèo của bạn để tránh tình trạng mèo bị nghẹn nhé. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về việc chăm sóc thú cưng, đừng ngần ngại liên hệ với nhacuapet.com để nhận được sự tư vấn tốt nhất nhé.

Mèo bị cảm lạnh uống thuốc gì?

Mèo là loài động vật khá nhạy cảm với thời tiết. Do đó mà vào mùa đông hàng năm, mèo rất hay thường xuyên bị cảm. Do đó mà các con Sen cần phải chuẩn bị cho bản thân những kiến thức cơ bản nhất để chăm sóc cho bé mèo nhà mình. Với kinh nghiệm

Cách chăm sóc mèo sau cạo lông

Bạn có biết rằng việc cạo lông cho mèo không chỉ đơn thuần là cắt tỉa bộ lông? Để đảm bảo mèo cưng luôn khỏe mạnh sau khi cạo lông, bạn cần phải có những kiến thức và kỹ năng chăm sóc đặc biệt. Nhà Của Pet sẽ bật mí cho bạn những

Trụ cào xước SmartCat Ultimate

SISAL BỀN VỮNG: Thiết kế bằng sợi sisal bền chắc đảm bảo Trụ cào xước SmartCat Ultimate sẽ đứng vững trước móng vuốt của mèo, ít bị vướng víu như thảm hoặc vải nội thất. CAO VÀ MẠNH MẼ: Thiết kế chắc chắn của tháp cào cho phép mèo con và
Exit mobile version