Site icon Rao vặt online

Bệnh hen suyễn ở trẻ em

Bệnh hen suyễn là bệnh hô hấp mãn tính thường gặp nhất ở trẻ em. Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen cũng cao gấp đôi ngườii lớn (10% so với 5%). Thế nhưng, thực tế cho thấy trẻ em thường bị chẩn đoán bệnh quá trễ gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa và phát hiện kịp thời bệnh hen suyễn ở trẻ? My health sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết dưới đây.

Hen suyễn là gì?

Hen phế quản là một bệnh viêm mãn tính đường hô hấp, gây tắc nghẽn đường thở từng cơn, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và thường hay tái phát với các triệu chứng khò khè, khó thở. Bệnh gây ra những hậu quả xấu trước mắt và lâu dài cho trẻ.

Hen là căn bệnh có tính di truyền, hoàn toàn không phải bệnh lây lan hay truyền nhiễm.

Làm thế nào để nhận biết trẻ bị hen?

Có thể rất dễ dàng nhận biết triệu chứng hen suyễn ở trẻ khi trẻ đang lên cơn: trẻ ho, thở khò khè, thở nhanh, thở co kéo lồng ngực…Bên cạnh đó, trẻ có thể ho dai dẳng, cơn ho kéo dài và nặng hơn về đêm.

Khi trẻ tiếp xúc với nhiều loại khói bụi, đặc biệt là các loại khói từ thuốc lá, thuốc lào từ người lớn hay các loại bụi vương trên thảm, chăn, nệm… trẻ có triệu chứng thở khó, nặng ngực. Đó cũng là dấu hiệu nhận biết trẻ bị hen suyễn.

Đặc biệt hơn, nếu như khò khè, khó thở là những gợi ý khá điển hình, thì triệu chứng ho tái đi tái laị là triệu chứng khá đặc biệt và thường bị bỏ sót. Các bác sĩ cũng đã khuyến cáo việc bỏ sót như vậy khiến cho trẻ bị nhiễm bệnh nặng hơn và người lớn cần chú ý những dấu hiệu dù là nhỏ nhất để phát hiện kịp thời và chữa trị cơn hen kéo dài của trẻ.

Phòng bệnh hen suyễn ở trẻ em

Dù căn bệnh này là căn bệnh mang tính di truyền nhiều hơn nhưng cũng không loại bỏ khả năng đây là căn bệnh khiến trẻ dễ mắc phải, nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Phụ huynh cần chú ý đến sức khỏe của trẻ, không cho  trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như phấn hoa, lông chó, lông mèo; trong phòng khách hạn chế để hoa, phòng ngủ của trẻ tuyệt đối không để hoa; dọn dẹp vệ sinh nhà cửa thường xuyên và tuyệt đối không dùng thảm (Bởi thảm chứa nhiều vi khuẩn và bụi bẩn mắt thường khó có thể nhìn thấy).

Bên cạnh đó, cần cho trẻ ăn nhiều rau xanh cùng các vitamin khoáng chất thiết yếu để bổ sung năng lượng cũng như sức đề kháng cho trẻ. Cần tắm cho trẻ bằng nước ấm, hạn chế cho trẻ ăn các đồ ăn nhiều chất hóa học như nước ngọt đóng chai, đồ khô, đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh… để bảo đảm sức khỏe cho trẻ.

Cần làm gì khi trẻ lên cơn hen?

Để điều trị cho trẻ bị bệnh hen suyễn, có hai loại thuốc chính có tác dụng khác nhau là thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng. Các dạng thuốc nên sử dụng ở dạng xịt khí dung, sẽ có tác dụng nhanh và hiệu quả hơn các dạng thuốc tiêm hay uống.

Nếu đã sử dụng thuốc mà trẻ vẫn khò khè, nói năng khó nhọc thì cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trạm xá gần nhất để cắt cơn hen của trẻ một cách nhanh nhất. Triệu chứng nguy hiểm nhất của trẻ đó chính là tím tái môi và đầu ngón tay. Cần phải đưa trẻ gặp bác sĩ và theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để có phương án điều trị kịp thời

Giải pháp nào cho việc quản lý và lưu trữ hồ sơ bệnh hen cho bé?

Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho bé và cả gia đình bằng HR247 – ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.

Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Exit mobile version