This ad listing is expired.
63.000

BỆNH VIÊM GAN B LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH?

Địa chỉ01 Nguyễn Công Trứ
Quận/huyệnBuôn Ma Thuột
Tỉnh/Thành phốBà Rịa - Vũng Tàu
Quốc giaVietnam
Zip/Postal Code63000

Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan B gây ra. Tùy theo mức độ, bệnh có thể chỉ kéo dài nhẹ vài tuần cho đến trở thành một bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng suốt đời của người bệnh. Vậy bệnh viêm gan B lây qua đường nào và làm thế nào để phòng tránh?

1. Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?

Bệnh viêm gan B lây qua 3 đường chính, bao gồm:

Máu

Một người có thể bị nhiễm viêm gan B qua đường máu khi:

– Dùng chung kim tiêm.

– Tiếp xúc trực tiếp với máu người bệnh qua vết thương hở.

– Tiếp nhận máu bị nhiễm HBV.

– Dùng chung các vật dụng cá nhân có khả năng lây nhiễm cao như dao cạo, bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa…

– Thực hiện phẫu thuật với bộ dụng cụ chưa được xử lý đúng quy cách.

Quan hệ tình dục

Bên cạnh máu, dịch âm đạo và tinh dịch là những nơi “cư ngụ” của virus viêm gan B. Vì thế, quan hệ tình dục không an toàn (không dùng bao cao su hoặc dùng chung dụng cụ tình dục không được khử trùng đúng cách) có thể khiến bạn đứng trước nguy cơ mắc viêm gan B cũng như các bệnh truyền nhiễm khác. Phương thức lây truyền này thường xảy ra ở quan hệ đồng giới, quan hệ tập thể, quan hệ với trai/ gái mại dâm…

Từ mẹ sang con

Trường hợp viêm gan B truyền từ người mẹ sang con thường xảy ra trong giai đoạn chu sinh (bắt đầu từ tuần thứ 28 của thai kỳ đến ngày thứ 7 sau khi sinh) cho đến những tháng đầu kể từ lúc trẻ chào đời. Tuy nhiên, không phải người mẹ nào bị viêm gan B cũng lây cho con. Điều này còn phụ thuộc vào:

– Số lượng virus có trong cơ thể mẹ (tính theo ADN) trong ba tháng cuối thai kỳ.

– Nồng độ HBeAg (đoạn kháng nguyên vỏ capsid của HBV) trong người mẹ bầu với thời gian mang thai.

Vậy người mẹ bị viêm gan B có cho con bú được không?

Thực tế, HBV có khả năng xuất hiện trong tuyến sữa mẹ với hàm lượng rất ít. Do đó, trẻ chỉ có thể nhiễm virus từ mẹ qua đường bú nếu đầu vú của mẹ có vết thương hở miệng và chảy máu. Vì thế, nếu xác định bản thân bị bệnh, người mẹ không nên cho con bú nếu xuất hiện vết thương hở ở đầu vú.

Lưu ý:

– Virus viêm gan B có thể tồn tại bên ngoài cơ thể trong ít nhất 7 ngày.

– Trong thời gian này, virus vẫn có thể gây nhiễm trùng nếu xâm nhập vào cơ thể của người không được vắc-xin bảo vệ.

– Thời gian ủ bệnh của virus viêm gan B trung bình là 75 ngày, nhưng có thể thay đổi từ 30 đến 180 ngày.

2. Làm thế nào để phòng tránh viêm gan B?

Để phòng tránh viêm gan B, bạn cần tiêm vắc-xin (nếu chưa bị nhiễm bệnh), sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, che tất cả các vết cắt hoặc vết thương hở và không dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dụng cụ chăm sóc móng tay hoặc khuyên tai với bất kỳ ai.

Trong đó, tiêm vắc-xin viêm gan B là vô cùng cần thiết với cả người lớn và trẻ em:

Với trẻ em

Theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng mở rộng, danh sách các mũi vacxin viêm gan B cần tiêm gồm:

– Mũi 1: trong vòng 24 giờ sau khi sinh ( + 1 mũi huyết thanh đặc hiệu chống virus B HBIG với trẻ sanh ra từ bị viêm gan B)

– Mũi 2: 2 tháng tuổi.

– Mũi 3: 3 tháng tuổi.

– Mũi 4: 4 tháng tuổi.

Với người lớn

– Mũi 1

– Mũi 2: ít nhất 1 tháng sau mũi 1.

– Mũi 3: ít nhất 6 tháng sau mũi 1.

3. Nếu đã bị nhiễm vi rút viêm gan B trong quá khứ thì có thể bị nhiễm lại không?

Hầu hết mọi người khi bị nhiễm viêm gan B trong quá khứ và đã loại bỏ virus thì sẽ không bị nhiễm lại. Nguyên nhân là khi loại bỏ vi rút viêm gan B, cơ thể sẽ sản sinh các kháng thể bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm bệnh trở lại. Tuy nhiên một số ít người, đặc biệt là những người bị nhiễm bệnh trong thời thơ ấu, vẫn bị nhiễm bệnh suốt đời vì họ không bao giờ loại bỏ virus khỏi cơ thể. Xét nghiệm máu sẽ cho biết nếu bạn đã từng bị nhiễm bệnh hoặc nếu bạn vẫn bị nhiễm vi rút viêm gan B.

4. Xét nghiệm viêm gan B là gì?

4.1. Danh sách các xét nghiệm viêm gan B

Xét nghiệm viêm gan B (HBV) là hình thức xét nghiệm máu để xác định bạn có đang bị nhiễm, đã từng bị nhiễm hoặc nồng độ kháng thể viêm gan B thông qua các chất:

HBsAg: Nếu kết quả xét nghiệm HBsAg định tính là âm tính chứng tỏ bạn không bị viêm gan B. Trong trường hợp để xác định bạn đã bị phơi nhiễm viêm gan B hay chưa, bác sĩ sẽ làm thêm xét nghiệm Anti-HBc. Còn xét nghiệm HBsAg định lượng cho biết nồng độ kháng nguyên nhiều hay ít, có giá trị để theo dõi điều trị.

Anti-HBs: Bệnh nhân sau khi khỏi bệnh hoặc sau khi tiêm vaccine xuất hiện kháng thể Anti-HBs là đã có miễn dịch. Kết quả nồng độ Anti-HBs > 10 mUI/ml cho thấy bạn đang có khả năng chống lại viêm gan B.

HBeAg: Sự xuất hiện HBeAg là dấu hiệu cho thấy virus viêm gan B đang nhân lên và có khả năng lây lan mạnh. Trong đó:

– HBeAg dương tính: Là một chỉ tiêu chứng tỏ virus đang hoạt động.

– HBeAg âm tính: Virus không hoạt động hoặc virus đột biến.

Anti-HBe: Đây là kháng thể kháng HBeAg. Nếu:

– Anti-HBe dương tính: Bạn có miễn dịch một phần.

– Anti-HBe âm tính: Cơ thể chưa có miễn dịch với virus viêm gan B.

Anti-HBc (Anti-HBc, Anti-HBc IgG, Anti-HBc): Là kháng thể kháng lõi virus viêm gan B. Nó xuất hiện rất sớm và tồn tại suốt đời. Vì vậy xét nghiệm này là yếu tố đánh giá bệnh nhân đã bị phơi nhiễm virus viêm gan B.

Anti-HBc IgM: Là kháng thể kháng lõi virus viêm gan B typ IgM. Kháng thể này xuất hiện trong giai đoạn viêm gan B cấp hoặc đợt cấp của viêm gan B mạn tính.

4.2. Kết quả xét nghiệm viêm gan B có ý nghĩa như thế nào?

Cặp xét nghiệm HBeAg và Anti-HBe nên làm đầy đủ để phân tích 4 khả năng gồm:

 

Kết quảÝ nghĩa
HBeAg (+) và Anti-HBe (-)– Virus đang nhân bản, viêm gan tiến triển và lây lan mạnh.
HBeAg (-) và Anti-HBe (+)– Virus ngừng nhân bản, có miễn dịch một phần, khả năng lây lan giảm.

– Khả năng khác: Đột biến hoang dại.

HBeAg (+) và Anti-HBe (+)– Kháng nguyên và kháng thể cân bằng hoặc do phức hợp miễn dịch, cần theo dõi thêm.
HBeAg (-) và Anti-HBe (-)– Biến thể Pre-C hoặc giai đoạn cửa sổ của quá trình chuyển đảo huyết thanh.
Anti-HBc và Anti-HBcIgM– Xác định bệnh nhân viêm gan cấp hay mạn tính.

 

Hiện nay, CarePlus đang cung cấp dịch vụ xét nghiệm và tiêm ngừa viêm B với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Để hiểu rõ hơn về dịch vụ hoặc đặt hẹn, quý khách vui lòng liên hệ đến Hotline: 1800 6116.

Viêm gan B có thể lây truyền từ người này sang người khác bằng nhiều đường như: máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Bệnh gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế tốt nhất bạn nên tiêm viêm gan B nếu nhận được khuyến nghị của bác sĩ.

26/10/2020 10:23

This ad has expired

Listing ID 295f964134913b0 74 total views, 2 today
Report problem
Processing your request, Please wait....

Liên hệ người đăng tin

Avatar of ngoclanhuongbmt

ngoclanhuongbmt

Listing Owner Member Since: 12/10/2020

Comments