Bước vào tháng thứ 5 của thai kỳ, lúc này cơ thể mẹ đã bắt đầu “đẫy đà” hơn, không còn thon gọn, mảnh mai như lúc xuân thì. Bên cạnh sự thay đổi của mẹ là sự lớn dần từng ngày của bé trong bụng mẹ.
Xem thêm: https://wikisuckhoe.vn/thai-nhi-thang-thu-5/
Lúc này bé đã có những cảm nhận về cuộc sống bên ngoài, có thể trò chuyện “hóng việc” với mẹ thông qua ngôn ngữ của thai nhi. Chắc chắn các mẹ bầu sẽ rất hào hứng, mong chờ những của động đầu tiên của em bé.
Vào cuối tháng thứ 4 của thai kỳ, bé đã bắt đầu hình thành móng tay, tóc và một lớp lông to mảnh bao quanh cơ thể. Bước vào tháng thứ 5 của thai kỳ cơ thể bé giờ đây được bao phủ bởi một lớp chất nhầy được gọi là chất gây. Lớp nhầy này như một “người bảo vệ” giúp làn da mong manh của bé khỏi bị trầy sướt và nhiễm khuẩn cho đến lúc sinh.
Tuần thứ 17 thai kỳ – những hoạt động đầu tiên của bé
Lúc này bên ngoài bụng mẹ bầu mới chỉ hơi nhấp nhô, nhưng bên trong có lẽ mẹ sẽ không thể ngờ tới cuộc sống của bé đang trở nên sống động trong tử cung của bạn. Với lượng nước ối tăng cao tạo một không gian rộng rãi giúp em bé có thể di chuyển nhiều hơn. Tất cả các hoạt động này là tốt cho sự phát triển cả về thể chất và tinh thần trong tương lai của bé. Nếu có cơ hội, hãy đi đâu đó nghỉ ngơi, thư giãn. Ba tháng giữa thai kỳ thường được coi là thời gian tốt nhất trong thai kỳ để đi du lịch
Trong tuần 17 của thai kỳ hệ xương của bé cùng dần cứng cáp hơn. Vì vậy, trong giai đoạn này mẹ nên bổ sung thêm canxi, uống thêm một số loại sữa bổ dưỡng cho mẹ bầu. Tuần thai 17, nếu cơ thể bé phát triển bình thường sẽ có kích thước khoảng 11 – 13 cm, nặng khoảng 110 -140g. Trong 3 tuần tới, bé sẽ lớn rất nhanh, tăng gấp đôi trọng lượng và thêm vài cm chiều dài thân mình.
Tuần thứ 18 thai kỳ – bé đang lớn dần
Sang tuần 18 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ thấy mình tăng cân qua từng tuần. Điều này là hoàn toàn bình thường. Bạn cần hiểu rõ: không phải tất cả trọng lượng mà bạn đang tăng lên là cân nặng của em bé. Trong thực tế, hầu hết là do các bộ phận của cơ thể đều tăng kích thước, chẳng hạn như ngực đang lớn hơn và lượng máu, lượng nước ối cũng ngày càng tăng…
Sang tuần thứ 18, tai và khả năng nghe của bé nghe ngày càng rõ hơn, ý thức và cảm nhận nhiều hơn với những âm thanh từ thế giới bên ngoài. Mắt và thị giác của bé cũng đang tiến triển tốt, võng mạc nhạy cảm hơn với ánh sáng. Vì thế mẹ nên bổ sung thêm các loại vitamin, đặc biệt vitamin A rất tốt cho sự phát triển thị giác của bé.
Tuần thứ 19 thai kỳ – cảm nhận tình mẫu tử
Bạn sẽ cảm thấy gần gũi hơn với em bé cũng như cảm nhận được vai trờ và trách nhiệm của một người mẹ.
Nếu ở tháng thứ 4 của thai kỳ, mới bắt đầu có sự xuất hiện của “mầm nhỏ” thì sáng tháng thứ 5 của thai kỳ. Phần cánh tay và chân của bé đã bắt đầu phát triển và cân đối. Những nơron vận động giữa các cơ bắp và não được kết nối với nhau giúp bé bắt đầu kiểm soát được nhiều hành động của mình. Đây là giai đoạn bạn có thể cảm nhận được tình cảm, tính cách, “sự nũng nịu” hay hờn dỗi của bé trong bụng mình. Những em bé hiếu động có thể có những hoạt đông nghịch ngợm, trêu đùa với bố mẹ như đá chân, cuộn mình và trải dài bất cứ khi nào bé muốn.
Tuần thứ 20 thai kỳ – theo dõi hoạt động của con yêu
Vào tuần thứ 20 của thai kỳ mẹ bầu có thể nghe được nhịp tim của bé, cảm nhận về hệ tiêu hóa của bé. Bên cạnh đó mẹ bầu có thể cảm thấy hơi tức phần bụng dưới và đau lưng. Trong những ngày tiếp theo, bạn có thể cảm nhận được những chuyển động của con yêu lần đầu tiên, hay còn được gọi là “thai máy”. Đó là một khoảnh khắc tuyệt vời đối với mỗi ông bố, bà mẹ khi lần đầu tiên được trò chuyện, cảm nhận cuộc sống với con. Nếu bạn cảm nhận được cuộc sống, nhịp tim của bé trong bụng thì điều đó chứng tỏ em bé của bạn đang phát triển một cách bình thường và khỏe mạnh. Vì thế mẹ bầu cần đặc biệt chú ý quan sát, theo dõi “thai máy” để nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bé. Khi thấy bất kỳ dấu hiệu khác lạ gì thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn có giải pháp hợp lý.
Mẹ bầu cần chú ý
Sang tháng thứ 5 của thai kỳ hệ cơ xương của bé bắt đầu phát triển và dần hoàn thiện. Cùng lúc đó là sự phát triển của các giác quan. Các tế bào thần kinh được chuyên biết hóa cho 5 giác quan. Hệ tiêu hóa, hệ bài tiết cũng đang trong quá trình hoàn thiện. Vì thế giai đoạn này mẹ bầu cần chú trọng bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung thêm canxi cho hệ xương phát triển hoàn thiện, các loại vitamin và khoáng chất bổ trợ cho sự phát triển các giác quan và đảm bảo dinh dưỡng cho bé yêu phát triển khỏe mạnh