Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến nhất hiện nay. Vậy ung thư cổ tử cung là gì? Những dấu hiệu ban đầu của ung thư cổ tử cung như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu
Ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú là 3 bệnh ung thư phổ biến và gây tử vong cao ở nữ giới. Đối với ung thư cổ tử cung, bệnh có tỉ lệ chữa khỏi cao nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng hướng. Tuy nhiên, đây lại là bệnh rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu vì những triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, rất mơ hồ và dễ nhầm lẫn với những bệnh phụ khoa thông thường khác. Cách tốt nhất chính là tầm soát để phát hiện bệnh sớm, ngay cả khi chưa có triệu chứng.
Bệnh có 3 giai đoạn, trong đó ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thông thường chị em sẽ rất khó để nhận biết mình đang mang bệnh. Tuy nhiên, nếu có những dấu hiệu dưới đây, chị em hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bệnh:
Xuất huyết âm đạo bất thường: Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bỗng nhiên xuất huyết giữa chu kỳ hoặc phụ nữ đã mãn kinh đột nhiên thấy xuất huyết âm đạo mà không rõ nguyên nhân. Lượng máu có thể ít và không kèm theo biểu hiện bất thường.
Dịch âm đạo nhiều hơn và có thay đổi bất thường: Người bệnh ung thư cổ tử cung có thể thấy lượng dịch âm đạo nhiều hơn, có màu sắc bất thường và kèm theo mùi hôi, tanh khó chịu.
Đau vùng chậu và lưng: Hiện tượng này thường gặp khi bệnh đã ở mức độ nghiêm trọng. Những cơn đau vùng chậu, vùng lưng xuất hiện và có thể lan xuống chân, gây ra sưng phù chân.
Chuột rút: Hiện tượng chuột rút có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng bạn cũng nên thận trọng vì đây rất có thể là biểu hiện của ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu.
Tiểu tiện bất thường: Hắt hơi hay vận động mạnh cũng khiến nước tiểu rò rỉ, nước tiểu lẫn máu hoặc bị đau buốt khi tiểu tiện,…
Rối loạn kinh nguyệt như chậm kinh, kinh có màu bất thường, kinh nguyệt kéo dài,…
2. Vì sao nên tầm soát để phát hiện và điều trị ung thư tử cung giai đoạn đầu?
Trên thực tế, rất nhiều chị em mắc bệnh nhưng không hề biết và chỉ đến khi bệnh chuyển biến nặng với những biểu hiện nghiêm trọng mới đi khám và dẫn tới cơ hội điều trị khỏi bệnh rất thấp. Bên cạnh đó, rất nhiều trường hợp được sàng lọc, phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách đã được điều trị hiệu quả, cải thiện chất lượng sống.
Các chuyên gia giải thích, giai đoạn đầu những biểu hiện của bệnh có thể mơ hồ hoặc thậm chí chưa phát ra bên ngoài, nhưng với các phương pháp hiện đại, người bệnh vẫn được chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác. Càng phát hiện sớm thì cơ hội điều trị khỏi bệnh càng cao.
Sàng lọc phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả đã giúp rất nhiều phụ nữ được cứu sống. Vì thế, chị em hãy biết cách tự bảo vệ, kiểm soát sức khỏe của mình bằng cách thăm khám định kỳ, tầm soát bệnh theo lời khuyên của các bác sĩ, đồng thời cũng không nên quá lo lắng.
3. Những ai nên tầm soát ung thư cổ tử cung?
Phụ nữ từ 25 tuổi trở lên và đã từng quan hệ tình dục đều nên làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nếu có biểu hiện bất thường và trong gia đình có người thân như mẹ hoặc anh chị em ruột từng mắc bệnh thì cũng nên làm xét nghiệm sớm.
Thời điểm tốt nhất để làm xét nghiệm là 2 tuần sau ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Chị em cũng cần lưu ý không đặt thuốc âm đạo trong 48 giờ trước khi lấy xét nghiệm và kiêng quan hệ vào tối hôm trước.
Trong trường hợp xét nghiệm và không phát hiện bất thường, bạn có thể tiếp tục làm xét nghiệm sàng lọc cứ mỗi 3 năm sau đó. Đây là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và phát hiện sớm ngay cả khi bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu chưa có biểu hiện ra bên ngoài.
Xét nghiệm tầm soát sớm ung thư cổ tử cung gồm có: PAP-Smear và HPV. Theo khuyến cáo PAP-Smear được thực hiện 1 năm 1 lần trong vòng 3 năm liên tiếp, nếu kết quả bình thường thì 2 – 3 năm xét nghiệm 1 lần. HPV được khuyến cáo 2 năm xét nghiệm 1 lần.
(Tổng hợp)
Ung thư là điều không ai mong muốn và điều này có thể làm bạn cảm thấy thất vọng về những gen mà cha mẹ hoặc ông bà truyền lại cho chúng ta. Việc phát hiện các thành viên trong gia đình mang gen đột biến, có vai trò quan trọng trong xác định, tiên lượng và điều trị bệnh. Hiện nay, bệnh ung thư nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ phục hồi sẽ rất cao. Do đó nếu có những dấu hiệu sức khỏe không ổn định hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư thì bạn nên xét nghiệm Gen hoặc thăm khám sức khỏe tổng quát theo định kỳ.
Tìm hiểu thêm dịch vụ xét nghiệm Gen của My Health cung cấp truy cập link: https://myhealth.com.vn/PostDetail/huong-dan-su-dung-dich-vu-xet-nghiem-gen-2/138