Bệnh tăng huyết áp (bệnh cao huyết áp) là một bệnh vô cùng phổ biến, tiến triển thầm lặng và tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng trực tiếp cũng như để lại những hậu quả xấu tới sức khỏe của người bệnh. Do vậy, bệnh nhân tăng huyết áp cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, đầy đủ.
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính, cần theo dõi đều và điều trị lâu dài. Việc chăm sóc người thân bị tăng huyết áp (cao huyết áp) là cần thiết, giúp sự tuân thủ điều trị, có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, giúp ổn định huyết áp. Vì vậy, việc chăm sóc cho người thân bị tăng huyết áp đúng cách, góp phần ổn định huyết áp, giảm các biến chứng do bệnh Tăng huyết áp gây ra và giúp giảm gánh nặng chi phí cho gia đình và xã hội.
CÁCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
Bạn nên biết đầu tiên bạn nên cho người bệnh tăng huyết áp (bệnh cao huyết áp) uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dừng thuốc và phải đi tái khám đúng hẹn.
Bên cạnh đó thì người bệnh nên được đo huyết áp hàng ngày hoặc khi có dấu hiệu bất thường như nhức đầu, mỏi gáy, đau tức ngực …. Nên đo sau khi nằm hay ngồi nghỉ ngơi vài phút (3-5 phút) và đo 3 lần liên tiếp cách nhau vài phút rồi lấy số huyết áp trung bình của 3 lần đo. Trước khi đo huyết áp 30 phút người bệnh huyết áp không được uống rượu, cà phê hay hút thuốc lá. Không đo huyết áp sau khi ăn hoặc lúc mới ngủ dậy bạn nhé.
Bên cạnh đó thì người bệnh tăng huyết áp (bệnh cao huyết áp) phải có sổ theo dõi huyết áp chi tiết, ghi lại số đo huyết áp mỗi ngày, các triệu chứng bất thường, thời điểm thuốc uống trong ngày. Đưa sổ này cho bác sĩ điều trị mỗi lần tái khám để đảm bảo quy trình điều trị.
- Bên cạnh đó, bạn cần tạo cho người bệnh sống một cuộc sống lành mạnh, vui vẻ bên người thân, tạo không khí thoải mái, tâm lý dễ chịu, thoải mái, để làm chủ căn bệnh của chính mình.
- Cần duy trì chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý, từ bỏ các thói quen xấu trong sinh hoạt dễ làm tăng huyết áp.
VÌ SAO PHẢI THAY ĐỔI LỐI SỐNG?
Nhiều thân nhân và người bệnh có khuynh hướng nghi ngờ về tầm quan trọng của thay đổi lối sống, điều này sẽ ảnh hưởng tới kết quả điều trị. Bởi vì thay đổi lối sống như là một phương thức điều trị tăng huyết áp. Thay đổi lối sống đã được chứng minh có hiệu quả giảm huyết áp từ mức 10-20 mmHg, những thay đổi này tương ứng với một thuốc huyết áp thêm vào. Nếu chúng ta bắt đầu thay đổi lối sống sớm hơn, ngay cả khi chúng ta chưa bị tăng huyết áp, thì có thể ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp, hoặc cũng kéo dài được thời gian xảy ra tăng huyết áp. Ngoài ra, việc thay đổi lối sống còn được chứng minh ngăn ngừa được các biến chứng tim mạch do bệnh tăng huyết áp.
Xem thêm : ngaydautien.vn