Dinh dưỡng là phần quan trọng trong quá trình điều trị ung thư sau phẫu thuật, đặc biệt là ung thư phổi. Ăn đúng các loại thức ăn trước, trong và sau điều trị có thể giúp người bệnh cảm thấy khoẻ hơn, tăng cường sức đề kháng. Sự phát sinh ung thư phổi có liên quan tới không khí ô nhiễm, chứng nghiện thuốc lá và chế độ ăn uống. Người nghiện thuốc lá ngoài việc hấp thu chất độc của thuốc còn bị giảm lượng vitamin C trong cơ thể, khiến sức đề kháng giảm.
Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh ung thư phổi:
– Bệnh nhân ung thư phổi nếu có nhiều đờm trắng dạng bọt, dễ nhổ ra, kèm theo rêu lưỡi trắng, nhầy hoặc sợ lạnh thì nên kiêng ăn các món nhiều mỡ, hải sản, lạc, khoai lang.
– Chế độ ăn quá nhiều thịt và chất tanh, ít rau tươi cũng khiến lượng vitamin C đưa vào không đủ, dễ gây ra ung thư cục bộ ở hệ thống hô hấp.
– Tuyệt đối không được hút thuốc lá. Vì hút thuốc lá sẽ hun đốt làm tổn thương lá phổi, khiến đờm thấp không ngừng sinh ra và ngưng tụ, gây ra ho, đờm nhiều, khạc ra máu, khí cấp tăng lên dữ dội, từ đó bệnh tình ngày càng xấu đi, có thể chóng đi đến tử vong. Hơn nữa, thuốc lá là thứ tân nhiệt, chứa những tạp chất độc hại như nicotin, gây ra sự kích thích xấu đối với phổi và khí-phế quản, nhất là đối với những trường hợp đang ủ bệnh ung thư. Nó khiến niêm mạc đường hô hấp tăng tiết nhiều, đờm ngưng tích tụ không ngừng, đồng thời còn tăng thêm những chất gây ung thư.
– Nếu có triệu chứng bụng trướng, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng và nhầy, tỳ hư thấp nặng thì khi tẩm bổ phải dùng ít hoặc kiêng dùng sữa bò, các loại đường là những thứ nhầy dính, dưỡng âm, để tránh trợ thấp. Hằng ngày cần kiêng các thức dưa muối, trái cây sống lạnh và các thức dầu mỡ ngậy béo để tránh trợ hàn thấp và sinh đờm.
– Nếu là âm hư, bên trong nhiệt, miệng khát, người gầy, lưỡi đỏ, khạc ra máu thì cấm ăn các thức ăn cay, động hỏa, hại âm.
– Nếu lưỡi bè, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhầy, mạch trầm và hoãn là tâm dương không phấn chấn, tỳ hư, thấp tụ, nên kiêng các thức dầu mỡ ngậy béo, mùi vị đậm.
– Sau khi điều trị bằng phóng xạ và bằng hóa chất, thân thể đã hư rồi, áp dụng thuyết đại bổ đưa gà, vịt, thịt, cá vào; cũng không thể vì lý do ăn uống không phấn chấn rồi dùng cách chế biến rán, nướng, hun, quay, càng không thể cho người bệnh ăn uống các thức thơm, cay để kích thích tính thèm. Lúc này, nếu không nhấn mạnh việc kiêng kỵ trong ăn uống thì chẳng những gây thêm những phản ứng nặng sau khi điều trị bằng phóng xạ và hóa chất mà còn gây ra sự suy thoái công năng tỳ vị, làm bệnh tình nặng hơn.
Vì vậy, nhiều nhà chuyên môn cho rằng kiêng kỵ ăn uống là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị ung thư phổi.
Những thực phẩm người mắc ung thư phổi nên ăn:
– Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về chế độ ăn uống vì điều này phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn của bệnh, phác đồ điều trị và thể trạng của người bệnh. Tuy nhiên, nguyên tắc chung là chọn thực phẩm dễ tiêu, hợp khẩu vị, chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể để duy trì được cân nặng và khối cơ bắp. Do khả năng tiêu hóa và hấp thu cao hơn vào ban ngày, nên cần tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa, hơn là vào buổi tối.
– Khẩu phần cần tăng protein so với bình thường, trứng, cá, thịt gà, vịt là những nguồn cung cấp protein tốt cho bệnh nhân ung thư. Cũng cần tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu nấu tái, quá nhiều rau bắp cải, gia vị cay như ớt, hạt tiêu. Không bổ sung các chất chống oxy hóa như vitamin A, E, C, Selen dưới dạng thuốc vì các thuốc này thường làm giảm khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Cũng không nên dùng vitamin B12. Để bù nước do thay đổi mức chuyển hóa trong cơ thể, cũng như để làm giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư, người bệnh cần uống đủ nước.
Thành phần chính: Sâm Ngọc Linh, Curcumin, Cao khô Trinh nữ hoàng cung, Cao tam thất rừng, Cao khô Bạch hoa xà thiệt thảo, Tinh chất thông đỏ, Cao thất diệp nhất chi hoa.
Công dụng: Giúp bổ sung các chất có tác dụng giải độc, đào thải các gốc tự do, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ các liệu pháp điều trị u bướu, ung thư, Hỗ trợ giảm độc tính và tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị trong điều trị ung thư.
Đối tượng sử dụng: (người lớn) bệnh nhân bị mắc bệnh ung thư, ung bướu; bệnh nhân sau phẫu thuật khối u; bệnh nhân đang và sau điều trị ung thư bằng tia xạ, hóa chất; người thường xuyên tiếp xúc môi trường độc hại có nguy cơ mắc ung thư.
Sản phẩm được phân phối độc quyền tại Công ty Cổ phần Peacelife Việt Nam.
Địa chỉ: 160 Hoàng Hoa Thám, P. Thụy Khuê, Q.Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: 0943.968.958/ 046.654.7733