Site icon Rao vặt online

Chỉ số PMI là gì? Hiểu chi tiết về PMI và cách sử dụng

Chỉ số PMI là gì? Hiểu chi tiết về PMI và cách sử dụng

Nếu bạn xem lịch kinh tế tài chính thế giới thì sẽ thấy chỉ số PMI luôn được đánh dấu màu đỏ (thể hiện tầm quan trọng ở mức cao nhất trong các loại tin tức kinh tế). Điều này đủ hiểu là nó có ý nghĩa thế nào đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư forex. Mỗi khi chỉ số này được công bố khiến cho thị trường tiền tệ thế giới biến động mạnh, có lẽ chỉ sau tin Nonfarm. Vậy chỉ số PMI là gì? Cách đọc hiểu như thế nào?

Chỉ số PMI là gì?

PMI là viết tắt của từ Purchasing Managers Index, tức chỉ số quản lý thu mua. Chỉ số này được chia làm 2 loại là PMI sản xuất và PMI phi sản xuất (dịch vụ). Có thể nói đây là chỉ số rất quan trọng, đo lường sức khỏe của nền kinh tế.

Chỉ số này được khảo sát bởi hãng Markit từ các nền kinh tế lớn trên thế giới và được công bố hàng tháng. Tuy nhiên chỉ số PMI của Mỹ và Trung Quốc thì không phải do Markit điều tra.

Chỉ số PMI của Mỹ do Viện Quản lý Cung ứng Hoa Kỳ (The Institute of Supply Management) điều tra hàng tháng. Nó dựa trên bảng khảo sát lấy ý kiến từ đại diện của 400 công ty sản xuất hàng đầu và 400 công ty phi sản xuất hàng đầu của Mỹ. Chỉ số PMI của Mỹ đôi khi còn được gọi là chỉ số ISM (viết tắt của Viện quản lý cung ứng).

Chỉ số PMI của Trung Quốc do cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc điều tra hàng tháng. Nó dựa trên bảng khảo sát từ đại diện của 3000 công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và 4000 công ty hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc.

Trong số các quốc gia thì chỉ số PMI của Mỹ là quan trọng nhất. Mỗi khi PMI của Mỹ được công bố sẽ làm cho thị trường tiền tệ biến động mạnh, vì vậy nó được các nhà đầu tư trên thế giới quan tâm nhiều nhất.

Xem thêm: Sàn giao dịch XTB

Các thành phần của chỉ số PMI

ĐỐI VỚI PMI SẢN XUẤT THÌ CÁC THÀNH PHẦN VÀ TỶ LỆ TÍNH TOÁN NHƯ SAU:

CÁC THÀNH PHẦN VÀ TỶ LỆ CỦA PMI PHI SẢN XUẤT ĐƯỢC TÍNH NHƯ SAU:

Vai trò của chỉ số PMI

Như trên đã nói, chỉ số PMI có tác dụng phản ánh “sức khỏe” của nền kinh tế. Nó cho thấy một cách tổng quát nhất tình hình kinh tế của đất nước. Đặc biệt khi xâu chuỗi các kỳ công bố sẽ cho ra một bức tranh rõ nét hơn về xu hướng biến động kinh tế của mỗi quốc gia.

Xem thêm: Hướng dẫn nạp tiền sàn XTB

Dựa trên PMI, các nhà hoạch định chính sách quốc gia sẽ đánh giá tình hình để đưa ra các chính sách kinh tế, tiền tệ…. Các công ty sẽ điều chỉnh mức độ sản xuất, đặt hàng, có các kế hoạch tuyển dụng nhân sự…. Đặc biệt là các nhà đầu tư forex sẽ căn cứ vào đó để đưa ra quyết định giao dịch phù hợp.

Cách đọc hiểu PMI trong lịch kinh tế để giao dịch forex

Hình trên: Biểu đồ diễn biến chỉ số PMI của Mỹ từ 01. 2016 Tới 2.2020

Chỉ số PMI được tính theo đơn vị %.

Nếu số liệu báo cáo cho thấy giá trị PMI < 50% chứng tỏ nền kinh tế đang bị thu hẹp. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị tiền tệ của quốc gia.

Xem thêm: Nạp tiền sàn XTB

Nếu nó có giá trị bằng 50% thì có nghĩa là không có sự thay đổi lớn trong kinh tế.

Nếu chỉ số PMI > 50% thì có nghĩa nền kinh tế đang được mở rộng phát triển. Điều này có ảnh hưởng tích cực tới giá trị tiền tệ quốc gia đó.

Xem thêm: Sàn giao dịch XTB uy tín

Trong lịch kinh tế có phân ra làm 3 cột dữ liệu. Cột dữ liệu PMI của tháng trước, dự đoán tháng này và dữ liệu thực tế được công bố. Nếu giá trị PMI thực tế được công bố lớn hơn dự đoán thì sẽ ảnh hưởng tích cực đến giá trị đồng tiền. Nếu giá trị thực tế nhỏ hơn dự đoán sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị đồng tiền.

Ví dụ cặp EURUSD đang có tỷ giá là 1.2653. Khi số liệu công bố cho thấy chỉ số PMI có giá trị 56% chẳng hạn, (trong khi con số dự đoán chỉ là 52%) thì đây là một sự thay đổi rất lớn. Ngay sau khi dữ liệu này được công bố thì giá trị đồng USD sẽ tăng rất mạnh, khiến tỷ giá EURUSD giảm đột ngột, có thể giật rất mạnh xuống còn 1.2536 chẳng hạn.

Nguồn: fx24.net

Xem thêm bài viết liên quan: Nạp tiền sàn FxPro

Exit mobile version