Phù chân ở tháng cuối thai kì là một hiện tượng mà nhiều mẹ bầu thường hay gặp phải? Liệu đây là một dấu hiệu tốt hay là một dấu hiệu xấu? Hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân gây nên hiện tượng phù chân ở tháng cuối thai kì của các mẹ bầu
Nguyên nhân đầu tiên và cũng là nguyên nhân chính làm cho đôi chân của mẹ bầu bị phù ở giai đoạn cuối thai kì đó là bởi vì chân ở quá xa tim, quá trình vận chuyển máu đến chân cũng tốn nhiều thời gian, tuần hoàn máu ở chân cũng gặp nhiều khó khăn. Điều này dẫn đến việc các chất lỏng bị quá nhiều ở phần chân, gây nên hiện tượng phù chân ở các mẹ bầu.
Không những thế càng gần về đến những tháng cuối, thai nhi trong bụng mẹ càng lớn, chiếm rất nhiều diện tích trong phần bụng của mẹ bầu. Bé yêu vô tình gây nên một áp lực khá lớn ở các tĩnh mạch gần vùng chậu, làm máu trở về tim cũng khó khăn hơn.
Một số phương pháp giúp mẹ bầu giảm hiện tượng phù chân
- Hằng ngày, mẹ bầu nên bổ sung đủ lượng thực phẩm có chứa nhiều chất protein mang giá trị dinh dưỡng cao, chẳng hạn như cá, trứng, các thực phẩm từ động vật, thịt, sữa hay là các loại đậu… Ngoài ra, để tăng cường hàm lượng máu bên trong cơ thể, mẹ bầu nên bổ sung nhiều chất sắt vào cơ thể nhé. Có thể ăn gan của động vật từ 2 đến 3 lần trên một tuần, sử dụng viên thuốc sắt để bổ sung hoặc ăn các loại rau củ có màu xanh đậm nhé.
- Bên cạnh đó, mẹ bầu hãy tìm các phương pháp để làm giảm đi phần áp lực lên các tĩnh mạch bằng cách nằm nghiêng qua một bên nhé. Ngoài ra, mẹ bầu cũng hạn chế không nên ngồi quá lâu hoặc đứng quá lâu. Bởi vì phần tĩnh mạch chủ của cơ thể nằm ở bên phải cho nên thường xuyên đổi tư thế đứng, ngồi và nằm sẽ giúp mẹ bớt đi phần nào áp lực máu chảy đấy. Còn khi đi ngủ, mẹ hãy đặt một chiếc gối để kê chân, có thể cũng sẽ giúp mẹ giảm đi hiện tượng phù chân ở tháng cuối thai kì.
- Khi phải đứng hoặc ngồi quá lâu, mẹ bầu có thể sử dụng thêm một chiếc ghế có độ cao ngang tầm ghế đang ngồi để thi thoảng duỗi chân cho đỡ mỏi. Tuyệt đối không nên ngồi kiểu đè lên mắt cá chân hoặc là ngồi vắt chéo chân nhé các mẹ.
Bài viết trên đây vừa chia sẻ đến các mẹ một số thông tin về hiện tượng phù chân ở tháng cuối thai kì. Chúc các mẹ sớm hết bệnh và sinh con thành công!