Site icon Rao vặt online

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói uy tín tại Tp.HCM

Thành lập doanh nghiệp công việc đầu tiên trong quá trình hoạt động kinh doanh hợp pháp. Để cho “Vạn sự khởi đầu nan” với việc đầu tiên này, bạn cần phải tìm hiểu kỹ quy trình, thủ tục pháp lý cho việc thành lập doanh nghiệp, tuy nhiên có thể với bạn đó là một khó khăn vì không phải ai cũng thông thạo, hay hiểu biết pháp lý thành lập doanh nghiệp ngay từ lần đầu tiên này.

Thiên Di cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói cam kết sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của bạn một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp với giá thành hợp lý nhất. Hãy cùng tìm hiểu về điều kiện, trình tự thủ tục và dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Thiên Di.

1. Thành lập doanh nghiệp là gì?

– Hiểu theo góc độ kinh tế thì : Thành lập doanh nghiệp đó là việc tạo lập, thành lập lên 1 tổ chức kinh doanh khi hội tụ đầy đủ các điều kiện cần và đủ như cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất : trụ sở, nhân lực, vật lực, dây truyền sản xuất, nhà xưởng, vốn …….

 Hiểu theo góc độ pháp lý : Thành lập doanh nghiệp, công ty đó là một thủ tục pháp lý mà cá nhân, tổ chức phải thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

– Ý nghĩa của việc thành lập đó là :

  • Đối với cá nhân, tổ chức : Được Nhà nước công nhận về mặt pháp luật, được pháp luật bảo vệ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Có quyền kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm
  • Đối với nền kinh tế : Khi 1 doanh nghiệp được thành lập thì cá nhân, tổ chức đó đã góp phần vào việc phát triển chung của nền kinh tế của đất nước
  • Đối với xã hội : Được toàn xã hội biết đến thông qua việc quảng bá thương hiệu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp

Chính vì vậy, việc thành lập doanh nghiệp, công ty có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế của đất nước trong quá trình hội nhập và phát triền.

2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp

2.1. Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp

Tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:

  • Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản Nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án;
  • Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của thành lập doanh nghiệp:
  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

2.2. Điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh

Theo điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Doanh nghiệp, một trong những điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành nghề đã được đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ngành nghề cấm kinh doanh là các ngành nghề có khả năng phương hại đến quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội, văn hóa…Điều 6 Luật đầu tư 2020 các ngành nghề kinh doanh bị cấm như: Cấm kinh doanh mại dâm; Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người…

Ngành nghề thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện theo quy định của pháp luật.

2.3. Điều kiện về vốn thành lập doanh nghiệp

Vốn điều lệ: là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.

2.4. Điều kiện về tên doanh nghiệp

Theo Luật doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về tên quy định từ Điều 38 – 42 Luật doanh nghiệp và không thuộc các trường hợp bị cấm sau đây:

Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 của Luật này.

Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

2.5. Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp

Tại Điều 42. Trụ sở chính của doanh nghiệp trong Chương II: Thành lập doanh nghiệp áp dụng số 59/2020/QH14

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

3. Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

3.1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp muốn đăng ký, người thành lập doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký bao gồm các loại giấy tờ tương ứng như trên.

3.2. Bước 2: Nộp hồ sơ

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong các phương thức sau đây:

– Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;

– Qua dịch vụ bưu chính;

– Qua mạng thông tin điện tử.

3.3. Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp;

Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

>>>Thiên Di cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp, nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ hotline: 0981317075. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và thay bạn làm thủ tục hồ sơ nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Một số lưu ý quan trọng khi thành lập doanh nghiệp

Những lưu ý quan trọng khi thành lập doanh nghiệp chi tiết xem tại đây

5. Các loại thuế cơ bản doanh nghiệp phải nộp

5.1. Lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài là khoản tiền phải nộp định kỳ hàng năm hoặc khi mới ra sản xuất, kinh doanh dựa trên số vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với tổ chức) hoặc doanh thu của năm (đối với hộ, cá nhân kinh doanh).

Căn cứ theo Nghị Định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP về hướng dẫn kê khai, nộp lệ phí môn bài thì:

  • Thời hạn kê khai thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh
  • Nếu Doanh nghiệp chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Mức đóng lệ phí môn bài là 02 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống và 03 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng phải đóng lệ phí môn bài, một số trường hợp doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài được quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP.

5.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Là thuế dựa trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.

Theo quy định tại Luật Thuế tndn 2008 sửa đổi, bổ sung 2013, 2014 căn cứ tính thuế tndn dựa trên thu nhập tính thuế và thuế suất, trong đó:

  • Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
  • Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.
  • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%.
  • Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá hai mươi tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%.
  • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

Ngoài ra, căn cứ vào Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017 theo đó các Doanh nghiệp vừa và nhỏ từ năm 2018 sẽ được áp dụng có thời hạn mức thuế suất tndn nhỏ hơn mức thuế suất thông thường nêu trên.

5.3. Thuế giá trị gia tăng

Là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Theo quy định Luật Thuế (GTGT) năm 2008 sửa đổi bổ sung 2014, 2016 thuế được tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.

  • Phương pháp khấu trừ:Số thuế GTGT= Thuế GTGT đầu ra–Thuế GTGT đầu vào
  • Phương pháp trực tiếp:Số thuế GTGT= GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.

Thuế suất GTGT đối với các doanh nghiệp có các mức 0%, 5%, 10% tùy thuộc vào loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.

5.4. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Là loại thuế mà công ty nộp thay cho người lao động, được tính theo tháng, kê thai theo tháng hoặc quý và kết toán theo năm.

Căn cứ tính thuế tncn dựa vào thu nhập chịu thuế và thuế suất, trong đó:

  • Thu nhập tính thuế TNCN= Thu nhập chịu thuế TNCN- Các khoản giảm trừ gia cảnh.
  • Thuế suất tncn được quy định tại Điều 22 và Điều 23 Luật Thuế TNCN 2007 sửa đổi, bổ sung 2012, 2014

5.5. Thuế xuất nhập khẩu

Chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu, được tính dựa trên các phương pháp bao gồm:

  • Tính thuế theo tỷ lệ % dựa trên giá tính thuế và thuế suất của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
  • Tính thuế theo phương pháp tuyệt đối và tính thuế theo phương pháp hỗn hợp trong đó số tiền thuế được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu hay nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.

5.6. Thuế tài nguyên

Là loại thuế chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khai thác tài nguyên theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế tài nguyên năm 2009, sửa đổi bổ sung

Căn cứ tính thuế dựa trên sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất.

5.7. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Là loại thuế chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, sửa đổi bổ sung 2014

Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.

Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.

6. Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

– Sau khi mới thành lập, doanh nghiệp cần tiến hành các hoạt động sau:

+ Khắc dấu và thông báo mẫu dấu

+ Kê khai và nộp lệ phí môn bài

+ Lập và thông báo tài khoản ngân hàng

+ Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử (nếu cần)

+ In và đặt in hóa đơn

Doanh nghiệp nên nộp trước thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đầu tiên phát sinh. Nếu đến thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đầu tiên không nộp mẫu số 06/GTGT thì doanh nghiệp sẽ thuộc trường hợp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp

7. Chi phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Thiên Di

Thiên Di cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp cho quý khách với mức chi phí hợp lý dựa trên mức độ công việc sẽ phải thực hiện. Chúng tôi đề cao yếu tố chất lượng dịch vụ, giá trị mà khách hàng nhận lại. Cho nên, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0981317075 để Thiên Di có thể tiếp nhận yêu cầu, tư vấn và báo chi phí phù hợp nhất với nhu cầu của quý khách.

8. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Tp.HCM

Đến với dịch vụ thành lập kinh doanh của Công ty Thiên Di, quý khách hàng sẽ được:

– Tư vấn các điều kiện, thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể cho khách hàng;

– Soạn thảo hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể;

– Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Tư vấn các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của hộ kinh doanh;

– Hỗ trợ tư vấn các vấn đề về đăng ký nhãn hiệu, các vấn đề về thuế, các giấy phép có liên quan trong hoạt động của hộ kinh doanh cá thể.

XEM THÊM DỊCH VỤ KHÁC TẠI THIÊN DI:

9. Tại sao chọn dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Thiên Di?

Chúng tôi đã đăng ký thành công cho hơn 2.000 doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức

– Giúp Khách Hàng tiết kiệm thời gian từ 1-2 tháng để tập trung vào công tác chuyên môn

– ”Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.”

– Gồm các chuyên gia, các nhân viên được đào tạo chính quy, chuyên môn giỏi, kinh nghiệm.

– Luôn được cập nhật các quy định/quy chế mới, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo bài bản để nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.

– Có khả năng chịu áp lực công việc cao.

– Luôn trau dồi bản thân, chuyên môn hướng tới sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

Đội ngũ nhân sự

Tiềm lực nhân sự là chìa khóa thành công của mỗi doanh nghiệp. Do đó, Thiên Di luôn chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nghiêm túc và luôn thân thiện với khách hàng – đó là kim chỉ nam cho sự thành công của chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Thiên Di cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanhDịch vụ đăng ký kinh doanhđăng ký giấy phép kinh doanh hộ gia đình, dịch vụ thành lập công ty … tại Việt Nam. Hiện nay chúng tôi cung cấp dịch vụ này trên hầu hết các tỉnh thành trong cả Nước, hoàn tất hồ sơ, thủ tục đăng ký, đại diện khách hàng nộp hồ sơ cho cơ quan nhà Nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính.

Hãy liên hệ ngay tới Công ty Thiên Di để có được giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0981317075

Điện thoại: 028.6293 9377

Electronic mail: information@luatthiendi.com

Exit mobile version