70.000

DỊCH VỤ VẬN TẢI QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (FCL & LCL)

Địa chỉ11 (Lầu 1), Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM
Quận/huyệnQuận 1
Tỉnh/Thành phốTP HCM
Quốc giaVietnam
Zip/Postal Code70000

Mục lục

1. Gửi hàng nguyên container (FCL – Full container load) là gì?

Vận chuyển hàng nguyên container có nghĩa là khách hàng (hay chủ hàng) thuê nguyên 1 container để chở hàng. Người gởi hàng có trách nhiệm đóng hàng và người nhận hàng có trách nhiệm dỡ hàng khỏi container. Khi các mặt hàng đồng nhất (giống nhau) và đủ đóng 1 container thì đây là phương án hiệu quả kinh tế nhất.

Vận chuyển hàng nguyên container

2. Khái niệm và Đặc điểm của FCL

2.1. Khái niệm FCL

FCL là Gửi hàng nguyên container (tiếng Anh: Full container load, viết tắt: FCL) có nghĩa người gửi hàng có trách nhiệm đóng hàng và người nhận hàng có trách nhiệm dỡ hàng khỏi container. Hình thức này được ưa chuộng trong việc vận chuyển quốc tế từ xưa đến nay. Thuật ngữ FCL đã được hình thành cách đây khá lâu và được sử dụng phổ biến cho đến tận ngày nay.

2.2. Quy trình gửi hàng FCL

– Người chủ hàng sẽ chủ động liên hệ với đơn vị vận tải để thuê dịch vụ FCL và một hoặc nhiều container rỗng. Sau đó hàng hóa sẽ được đóng thùng, bốc xếp cẩn thận lên container. Trước khi bắt đầu quá trình vận chuyển, container sẽ được niêm phong cẩn thận để đảm bảo an toàn hàng hóa.

– Đơn vị hoặc người sử dụng dịch vụ FCL sẽ thanh toán cước phí vận chuyển và các khoản phí khác cho việc thực hiện các thủ tục thông quan, hải quan, chi phí bốc dỡ hàng hóa, phụ phí xăng dầu.

– Đơn vị vận chuyển sẽ có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến đúng địa chỉ đã được cung cấp, không bị tháo dỡ trong suốt thời gian vận chuyển, hàng hóa không thất lạc và được an toàn.

– Đồng thời, đơn vị vận chuyển cho sẽ có trách nhiệm quản lý, theo dõi và chăm sóc hàng hóa tại kho bãi, thuê hoặc làm các công việc bốc xếp các container lên tàu, xuống cảng đích, cuối cùng là thanh toán chi phí thuê những dịch vụ trên.

3. Phân tích nghiệp vụ làm hàng FCL

3.1. Đối với người gửi hàng FCL

  • Thực hiện thuê container, lấy container tại cảng và mang về kho thực hiện đóng hàng
  • Cung cấp đầy đủ thông tin cho hãng tàu để hãng làm vận đơn
  • Đóng hàng vào container, cố định hàng hóa để đảm bảo an toàn và không xê dịch trong quá trình vận chuyển.
  • Tính toán hàng hóa và gán nhãn mác, ký hiệu hàng hóa để bên nhận hàng dễ nhận biết loại sản phẩm.
  • Thực hiện các thủ tục hải quan
  • Thanh toán các chi phí nâng hạ container tại cảng, chi phí bốc dỡ hàng hóa và các chi phí khác nếu có.

3.2. Đối với người chở hàng FCL

  • Phát hành vận đơn và bảng kê khai hàng hóa cho người gửi hàng
  • Bốc container lên tàu và sắp xếp các container an toàn trước khi tàu bắt đầu quá trình vận chuyển.
  • Dỡ container khỏi tàu và di chuyển lên cảng đích
  • Thực hiện lệnh giao hàng và giao container cho người nhận kèm theo vận đơn hợp lệ tại bãi container

3.3. Đối với người nhận hàng FCL

  • Chuẩn bị sẵn sàng bộ chứng từ hợp lý để đến hãng tàu đổi lệnh khi nhận được thông báo hàng đã đến cảng.
  • Thực hiện thủ tục hải quan thông quan lô hàng
  • Vận chuyển container về kho, dỡ hàng và trả container về đúng nơi quy định
  • Hoàn tất thanh toán các chi phí container, phí D/O, …

>>> Xem thêm:

4. Gửi hàng lẻ (Less than container load) – LCL là gì?

LCL là những lô hàng đóng chung trong 1 container mà người gom hàng (người chuyên chở hoặc người giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng hàng và dỡ hàng vào – ra container. Khi gửi hàng, nếu hàng không đủ để đóng nguyên 1 container thì chủ hàng có thể gửi hàng theo phương pháp hàng lẻ.

Người đứng ra gom hàng (hay là consolidator) sẽ tập hợp những lô hàng lẻ của nhiều chủ, tiến hành sắp xếp, phân loại, kết hợp các lô hàng lẻ để đóng vào container, niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu và làm thủ tục hải quan, bốc container từ bãi chứa cảng gửi xuống tàu chở đi, dỡ container lên bãi chứa cảng đích và giao cho người nhận hàng lẻ.

Thường thì consolidator gom hàng chủ yếu qua các FWD.

5. Lợi ích của vận chuyển hàng lẻ LCL bằng đường biển như thế nào?

5.1. LCL là gì?

LCL viết tắt của từ Less-than-container load hay còn gọi là hàng lẻ / hàng consol / hàng ghép / là lô hàng không đủ lớn để chất đầy một container hàng hóa.

Trước đây, từ LCL được viết tắc từ cụm từ “less than (railway) car load”, được sử dụng trong vận chuyển đường sắt; thuật ngữ LCL với ý nghĩa là nhiều chủ hàng khác nhau có số lượng hàng hóa nhỏ được kết hợp lại với nhau để vận chuyển trong cùng một toa xe lửa để có hiệu quả hơn.

Vận chuyển hàng lẻ LCL là được định nghĩa là một lô hàng không đủ hiệu quả để lấp đầy một container để vận chuyển. Nó được gom, nhóm với các lô hàng khác với cùng một điểm đến trong một container tại một kho hàng lẻ CFS (Container Freight Station).

Vì vậy, khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu, đối với các trường hợp hàng hóa không đủ để xếp đầy một container, các chủ hàng có thể chọn giải pháp vận chuyển hàng lẻ LCL để tối ưu chi phí vận chuyển cho mình.

5.2. Lợi ích của vận chuyển hàng lẻ LCL bằng đường biển như thế nào?

Tiết kiệm chi phí vận chuyển:

Đối với các Chủ hàng (Shipper) là cá nhân hay doanh nghiệp khi có số lượng hàng hóa nhỏ, không đủ đóng đầy một container thì nên chọn dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL để giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển hơn và hiệu quả hơn.

Đối với các Công ty giao nhận vận tải (Freight Forwarder), nếu khách hàng đặt chỗ (booking) với khối lượng hàng nhỏ, không đủ số lượng hàng hóa tối thiểu để đóng trong một container, thì có thể đặt chỗ lại (co-loading) qua một công ty giao nhận khác (được gọi là Master Consol hay Master Consolidator) trực tiếp mở container gom hàng lẻ LCL để tiết kiệm chi phí vận chuyển.

Với dịch vụ hàng lẻ LCL, các chủ hàng chỉ trả tiền cước vận chuyển cho không gian mà họ sử dụng trong một container mà thôi, đây được xem là lợi ích nổi bật nhất của mô hình dịch vụ này.

Tiết kiệm thời gian:

Nhờ có dịch vụ vận chuyển hàng lẻ (LCL), chủ hàng không cần phải chờ đợi cho đến khi có đủ số lượng hàng đóng đầy container mới tiến hành vận chuyển. Chủ hàng có thể sử dụng dịch vụ gom hàng lẻ LCL để kết hợp đóng ghép với các chủ hàng khác để cùng đóng đầy một container hàng hóa nhanh chóng. Như vậy hàng hóa sẽ được vận chuyển nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian hơn.

Tiết kiệm chi phí lưu kho:

Việc để hàng hóa trong kho và chờ đợi đến khi gom hàng đủ một container sẽ làm phát sinh chi phí lưu kho. Sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL để vận chuyển hàng hóa ngay sẽ giúp chủ hàng tiết kiệm được chi phí lưu kho.

6. Quy trình giao nhận hàng lẻ LCL như thế nào?

6.1. Quy trình làm hàng nhập Sea (LCL)

Sau khi nhận được thông tin hàng hóa, thỏa thuận về giá cả và làm hợp đồng hoàn thiện nhân viên mua hàng hoặc nhân viên chứng từ sẽ bắt đầu chuẩn bị những thông tin cần thiết gồm: Hợp đồng ngoại thương,.

Thông thường khi nhập hàng lẻ doanh nghiệp đều thuê FWD và hỗ trợ thêm những chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng, nên quy trình nhập hàng Sea đối với hàng lẻ LCL doanh nghiệp tự nhập hoặc thuê FWD sẽ diễn ra như sau:

Bước 1: Thu thập thông tin khách hàng, nhà cung cấp

Thông tin cần lấy gồm: giấy chứng nhận xuất xứ CO, CQ, xin mẫu Catalog hàng hóa để tiến hành làm hồ sơ nhập khẩu hàng hóa, tùy thuộc vào loại hàng hóa nhập khẩu thuộc diện hàng xin nhiều giấy phép nhập khẩu hay không mà bộ phận chứng từ phải thực hiện các công việc khác nhau, căn cứ trên hợp đồng ngoại thường về các điều khoản thanh toán, bảo hành và thời gian nhận hàng sau đó thuê dịch vụ FWD vì nếu doanh nghiệp tự làm phí phát sinh sẽ cao hơn thuê dịch vụ từ FWD, hơn nữa các công ty dịch vụ có kinh nghiệm xử lý nhanh vấn đề phát sinh nên bạn sẽ yên tâm hơn.

Nhân viên chứng từ sẽ liên hệ với đại lý bên nước nhập hàng cung cấp thông tin hàng hóa, người liên hệ nhận hàng, hãng tàu để thống nhất thời gian và địa chỉ giao nhận hàng, đóng hàng để gửi về nước nhập khẩu cho công ty FWD là người đại diện của công ty nhập tại Việt Nam.

Bước 2: Hoàn thiện chứng từ và những thông tin cần thiết

Sau khi hàng được trở về kho đại lý của công ty FWD tại nước ngoài sẽ kiểm tra lại thông tin hàng hóa, kích thước, trọng lượng các tiêu chuẩn NCC và doanh nghiệp tại Việt Nam yêu cầu để tiến hành làm Bill dựa trên Packing list, invoice. Đại lý đồng thời phải xin thêm các chứng từ gốc như C/O, C/Q gửi kèm theo hàng cho công ty FWD hoặc gửi trước tuy theo yêu cầu và từng trường hợp. Thông thường doanh nghiệp sẽ tự làm invoice, packing list, hợp đồng trước khi chuyển cho FWD. Sau khi đủ thông tin hàng hóa hàng sẽ được thông quan tại cửa khẩu bên bán và được xuất hàng lên tàu về nước nhập hàng.

Bước 3: Doanh nghiệp xác nhận lại thông tin, thực hiện làm khai báo manifest

Đại lý của FWD bên nước cần nhập hàng sẽ gửi bill gốc về cho công ty FWD tại nước nhâp đồng thời yêu cầu thực hiện khai báo Manifest lên hệ thống hải quan theo mẫu có sẵn. Mặc dù đi hàng lẻ nhưng FWD vẫn phải khai đầy đủ số Container, số chì (Seal) và số kiện hàng được đóng tại đó cung cấp cho hang tàu nhận diện và báo về tình trạng hàng hóa vận chuyển trên tàu.

Bước 4: FWD nhận lệnh thông báo tàu đến, lấy D/O

Khi hàng được nhập về kho CFS của đại lý của nước nhập thì FWD sẽ được đại lý nhập hàng gửi thông báo hàng đến giấy báo hàng đến, mail, điện thoại, Fax…. Nhân viên phải lấy D/O về làm hồ sơ khi đi lấy cần xuất trình các chứng từ sau:

B/L (Master Bill do hãng tàu cấp), Giấy giới thiệu kèm theo tiền cước phí local Charge tại Việt Nam.

Bước 5: Làm thủ thục thông quan hàng hóa nhập khẩu

Hàng về Việt Nam vẫn phải tiến hành kiểm tra và làm thông quan truyền tờ khai. Sau khi nhận được kết quả phân luồng FWD báo cho khách hàng đóng thuế nhập khẩu, thuế GTGT để thông quan nhập hàng về.

Bộ hồ sơ cần để làm thông quan hàng hóa gồm có:

  • Tờ khai nhận kết quả phân luồng tin học văn phòng cơ bản
  • HBL (house Bill ) và MBL ( Master Bill)
  • Công văn đề nghị giao hàng
  • Giấy giới thiệu nhận hàng của công ty nhập khẩu
  • Invioce, Packing list, D/O, C/O, C/Q chứng từ khác nếu có…

Dựa trên kết quả phân luồng để xử lý nếu luồng xanh hàng hóa được thông quan, luồng vàng đưa chứng từ để hải quan kiểm tra, luồng đỏ kiểm hóa và kiểm tra giấy tờ. Sau khi kiểm tra xong hàng hóa sẽ tiến hành giải phóng hàng lên hệ thống, đóng mộc lên tờ mã vạch cho FWD.

Bước 6: FWD lấy hàng ra kho CFS giao hàng về cho khách

Hàng hóa được đóng dấu thông quan, nhân viên hiện trường của FWD sẽ cầm phiếu xuất kho có kèm mã vạch xuống kho nhận hàng. Sau khi lấy hàng xong sẽ thông báo cho doanh nghiệp nhập chuẩn bị kho bãi để nhận hàng.

Bước 7: Giao hàng cho khách thanh toán và trả lại chứng từ cho khách hàng

Sau khi giao hàng xong, và có biên bản giao hàng xong (nếu có), thì kế toán công nợ tiến hành lên debit note và ra hóa đơn gửi cho khách hàng căn cứ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận từ trước

6.2. Quy trình làm hàng lẻ xuất khẩu

 Quy trình làm hàng lẻ xuất khẩu

Quy trình làm hàng lẻ xuất khẩu bằng đường biển (LCL), thường trải qua các bước dưới đây:

Bước 1 – Đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương:

Hai bên thương thảo để đi đến thống nhất nội dung hợp đồng ngoại thương, trong đó có những điều khoản quan trọng về hàng hóa, điều kiện giao hàng (Incoterms), trách nhiệm của mỗi bên.

Dựa vào quy định trong hợp đồng đã ký kết, người xuất khẩu biết được mình có trách nhiệm như thế nào trong các bước tiếp theo.

Bước 2 – Xin giấy phép xuất khẩu

TH1: Không phải xin giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ thông thường được sự cho phép của cơ quan ban ngành.

TH2: Bắt buộc phải xin giấy phép xuất khẩu với những hàng hóa thuộc diện quản lý đặc biệt của chính phủ. Chẳng hạn, để xuất khẩu những mặt hàng như: Thuốc tân dược, hạt giống, gỗ, cổ vật, vật liệu nổ, … thì phải xin giấy phép của bộ ngành quản lý.

Chi tiết hàng phải xin giấy phép xuất khẩu, tra cứu trong Nghị định 187

Việc xin giấy phép quan trọng và mất thời gian, nên doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng.

Sau khi có giấy phép hoặc với mặt hàng không cần giấy phép xuất khẩu, bạn có thể bỏ qua bước 2 và chuyển sang bước kế tiếp.

Bước 3: Xác Nhận Thanh Toán

Một trong những nội dung quan trọng trong xuất khẩu hàng hóa là vấn đề thanh toán. Những vướng mắc trong vấn đề thanh toán thường mang lại rủi ro cao cho nhà xuất khẩu. Nghiệp vụ xác nhận thanh toán là một trong nghiệp vụ rất quan trọng khi tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương theo những điều khoản trong hợp đồng.

Bước 4 – Chuẩn bị hàng xuất

Sau khi nhận được tiền thanh toán đặt cọc từ khách hàng, doanh nghiệp lên kế hoạch kiểm tra đóng gói hàng hóa và lên lịch đóng hàng.

Bước 5: Thu xếp chỗ với hãng vận tải (Thuê tàu)

Nghiệp vụ này thường do các điều kiện và cơ sở giao hàng quyết định nghĩa vụ, chi phí và chuyển rủi ro hàng hóa. Nghĩa vụ thuê tàu đối với nhà xuất khẩu thuộc về các điều kiện thuộc nhóm C, D trong Incoterm 2000.

Về cơ bản thực hiện việc thuê vận chuyển chặng chính sẽ phải thực hiện những bước sau:

1. Liên hệ với đại lý vận chuyển để lấy thông tin về lịch trình và giá cước.

2. Lựa chọn hãng vận chuyển, chuyến vận chuyển và đăng ký chuyển hàng, thuê dịch vụ cần thiết như vỏ công bốc xếp và vận chuyển hàng về cảng.

3. Tổ chức giao hàng cho hãng vận chuyển, người chuyên chở ký biên bản giao hàng.

Bước 6: Đóng hàng và vận chuyển về cảng

Sau khi lấy Booking note, doanh nghiệp sẽ đóng gói hàng hóa và vận chuyên về kho bãi theo chỉ định như trên Booking note của bên Consol.

Lưu ý: Với hàng lẻ cần đóng gói kỹ và dán shipping mark trên bao bì. Chuẩn bị trước và nộp cho cảng phiếu xác nhận khối lượng (VGM). Hàng cần hạ trước giờ cắt máng (closing time) nếu không sẽ rất dễ bị rớt tàu (không được xếp lên tàu mặc dù đã xong thủ tục)

Nếu hàng phải kiểm tra chuyên ngành (kiểm dịch, hun trùng…) thì cũng sẽ thực hiện lấy mẫu trong bước này.

Bước 7 – Làm thủ tục hải quan hàng lẻ xuất khẩu đường biển

Chuẩn bị bộ chứng từ để làm thủ tục xuất khẩu, bao gồm:

  • Hợp đồng ngoại thương
  • Hóa đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói (VGM)
  • Phiếu hạ hàng (do cảng cấp khi hàng hạ về cảng ở bước 6 nêu trên)
  • Giấy giới thiệu

Sau khi thông quan, bạn nộp tờ khai thông quan cho hãng tàu để họ ký thực xuất với hải quan giám sát.

Với điều kiện FOB, thì đến bước thông quan tờ khai & hàng xếp lên tàu là người bán cơ bản đã hoàn thành nghĩa vụ của mình. Trường hợp công ty bạn xuất khẩu theo điều kiện C, thì cần làm tiếp những bước dưới đây.

Gửi SI cho hãng tàu, xác nhận nội dung B/L, nhận B/L gốc (nếu có)

Sau khi hàng đã hạ về cảng và xong thủ tục hải quan, bạn gửi chi tiết làm Bill, hay Hướng dẫn gửi hàng (SI – Shipping Instruction) cho hãng tàu trước thời hạn Cut-off Time. Nên yêu cầu họ xác nhận, để đảm bảo chắc chắn họ đã nhận được trước thời hạn.

Dựa trên thông tin SI, bên vận chuyển sẽ gửi bản nháp vận đơn (Draft Bill of Lading). Bạn nên kiểm tra kỹ, có gì cần bổ sung chỉnh sửa thì phối hợp với hãng tàu thực hiện sớm.

Lưu ý: Đối với hàng lẻ thì khách hàng sẽ nhận được là House Bill of Lading, chứ không phải là master bill như hàng FCL.

Bước 8 – Các bước công việc khác của Quy trình xuất khẩu đường biển hàng lẻ:

Mua bảo hiểm, làm C/O và các chứng từ khác theo yêu cầu của khách hàng

Khi đã có vận đơn, thì bạn nên gửi sớm file mềm bộ chứng từ để thông báo cho người mua về việc hàng đã xếp lên tàu.

Đồng thời, bạn tiến hành làm nốt thủ tục để có được những chứng từ khác theo như quy định trong hợp đồng, chẳng hạn như:

  • Chứng thư bảo hiểm hàng hóa đường biển (Marine Insurance Policy)
  • Chứng nhận xuất xứ (CO)
  • Chứng thư kiểm dịch thực vật (Phytosanitary) hay kiểm dịch động vật.
  • Để đảm bảo tính chính xác, bạn nên gửi bản nháp và file mềm bản chính thức cho người mua, để họ kiểm tra xác nhận. Nếu có nội dung nào cần bổ sung chỉnh sửa, thì làm sớm, sẽ tốt hơn muộn.

Bước 9 – Gửi chứng từ cho người mua hàng nước ngoài

Khi đã có bộ chứng từ, bạn gửi cho người bán bộ chứng từ gốc, theo số lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. Đồng thời cũng nên gửi cho họ file scan qua email để họ chuẩn bị trước những bước cần thiết cho quá trình nhập khẩu.

Như vậy là kết thúc quy trình làm hàng lẻ xuất khẩu qua đường biển (LCL), về mặt chuyển giao hàng hóa. Song song với quá trình này, người xuất khẩu cũng lưu ý vấn đề thanh toán của khách hàng, cũng theo quy định của hợp đồng.

7. Cách tính giá cước vận chuyển hàng lẻ LCL đường biển như thế nào?

HỪNG Á LOGISTICS ÁP DỤNG QUY TẮC TÍNH CƯỚC VẬN CHUYỂN THEO QUY ƯỚC QUỐC TẾ FIATA.

7.1. Đơn vị tính cước vận chuyển đường biển hàng LCL

– Trọng lượng cân nặng của lô hàng (– đơn vị tính: KGS, tấn )

– Thể tích thực của lô hàng (– đơn vị tính CBM)

Tùy thuộc vào hãng vận chuyến, tuyến hành trình và phương thức vận chuyển quy định về cách quy dổi :

Cước vận chuyển LCL, thông thường sẽ tính 1 CBM = 1000KG, tùy vào hãng vận chuyển.

Phí khai thác của các kho CFS, thông thường sẽ tính 1 CBM = 500KG, tùy vào Kho CFS.

7.2. Cước vận chuyển đường biển hàng LCL được tính như thế nào?

►So sánh số tấn (MT) hoặc số CBM ta LẤY GIÁ TRỊ LỚN HƠN.

– MT là đơn vị đo trọng lượng cân nặng của lô hàng

– CBM là đơn vị đo thể tích của lô hàng

Ví dụ: Lô hàng có trọng lượng là 2000 kg và thể tích là 3 CBM.

+ Thể tích của lô hàng: 3 CBM

+ Trọng lượng cân nặng của lô hàng: 2000kg = 2 tấn = 2MT

⇒ Cước vận chuyển được tính là 3 RT (W/M) x cước vận chuyển LCL

– RT (Revenue Ton); W/M (Weight or measurement): Là đơn vị trung gian để tính cước vận chuyển LCL.

– FT là viết tắt của từ Freight Ton, được sử dụng tương tự như RT (Revenue Ton), là đơn vị giá cước vận chuyển hàng lẻ LCL được tính bằng cách so sánh giữa giá cước vận chuyển tính theo thể tích CBM và giá cước vận chuyển tính theo trọng lượng MT; giá cước vận chuyển tính theo cách nào cao hơn sẽ được áp dụng cho lô hàng.

Một số lưu ý:

Khối lượng tối thiểu tính cước đường biển (hàng LCL) là 1 RT (or 1 W/M). Nghĩa là nếu lô hàng là CBM=MT= 0.5 thì vẫn phải làm tròn lên là 1 RT để lấy giá trị này tính cước vận chuyển đường biển.

Ngoài ra ở một số tuyến xa hay Cảng inland (Cảng nội địa bên trong đất liền) thì cước được tính mức tối thiểu là 2 hoặc 3 CBM. Trong trường hợp này, nếu lô hàng là 1 CBM đi các tuyến này thì vẫn phải chịu tính cước vận chuyển đường biển bằng 2 hoặc 3 CBM.

8. Các bước để tính giá cước vận chuyển của một kiện hàng lẻ LCL

Bước 1: Bạn hãy đo kích thước các cạnh Dài, Rộng, Cao của kiện hàng theo đơn vị mét (m) để tính được thể tích của kiện hàng này.

Ví dụ: Nếu kích thước của một kiện hàng là Dài: 3,2m x Rộng: 1,2m x Cao: 2,2m thì thể tích của kiện hàng này sẽ là: 3,2 x 1,2 x 2,2 = 8,45 CBM.

Bước 2: Cân kiện hàng để xác định trọng lượng theo đơn vị tấn (MT)

Ví dụ: Bạn cân kiện hàng biết được trọng lượng là 1,2 tấn (1.200 KGS)

Bước 3: Dựa trên giá cước vận chuyển hàng lẻ

(LCL) được công ty gom hàng lẻ chào, bạn tính giá cước theo 2 đơn vị thể tích và trọng lượng.

Ví dụ: Nếu giá cước được chào bởi công ty vận chuyển là 12 USD/tấn hàɴԍ нóᴀ, thì giá cước vận chuyển cho kiện hàng này sẽ là:

– Giá cước vận chuyển tính theo thể tích CBM là: 8,45 CBM x 12 USD = 101,4 USD hoặc:

– Giá cước vận chuyển tính theo trọng lượng MT là: 1,2 tấn x 12 USD = 14,4 USD

Bước 4: So sánh giá cước giữa 2 cách trên và lấy giá cước nào cao hơn. Giá cước cao hơn sẽ được áp dụng cho kiện hàng này.

Trong ví dụ trên, giá cước theo thể tích CBM cao hơn giá cước tính theo trọng lượng MT nên mức phí vận chuyển RT cho kiện hàng này được áp dụng là: 101.4 USD.

Một bài tập tính giá cước vận chuyển khác về cách tính cước LCL cho một lô hàng khó hơn như ѕαu:

Bạn có nhu cầu gửi hàng đi Mỹ từ Việt Nam. Lô hàng lẻ này có hành trình từ thành phố Hồ Chí Minh (SGN) – Los Angeles (LAX) – Chicago (CHI)

Gross weight (GW): 8,000 KGS

Measurement (Volume): 10.00 CBM

Bạn hãy tính cước phí vận chuyển cho lô hàng LCL trên, biết rằng:

1) O/F (Ocean freight): 10 USD/CBM

2) Trucking fee: 56 USD/CBM

3) THC: 4 USD/CBM

4) DDC: 3 USD/CBM

5) Fumigation documentary fee (Phí chứng thư hun trùng): 7 USD/set

6) Local charge in Los Angeles (PIER PASS: Phí cầu cảng): 4 USD/CBM

7) Clean truck fee (Phí vệ sinh xe tải): 2 USD/CBM

8) Customs charge (for inland) (Phí hải quan vào nội địa): 35 USD/shipment

9) Warehouse surcharge (Phí kho bãi): 2 USD/CBM

10) Inbound Documentation (Phí chứńg τừ hàng nhập): 10 USD/shipment

11) Forklift fee (Phí xe nâng): 5 USD/CBM

Cách tính cước phí vận chuyển lô hàng lẻ LCL này như ѕαu:

Trọng lượng (GW) và khối lượng (Volume) từ Hồ Chí Minh đến cảng Los Angeles vẫn giữ nguyên để tính cước. Tuy nhiên, khi hàng được vận chuyển nội địa từ cảng Los Angeles đến Chicago thì số khối phải được quy đổi lại vì theo quy định đối với hàng vận chuyển nội địa tại Mỹ. Công thức tính cước vận chuyển quy đổi иhư ѕαu: 1 CBM (m3) = 363 KGS.

Như vậy: 8,000 KGS được quy đổi thành 22.04 CBM (= 8,000:363)

Số khối quy đổi trên được thể hiện trên vận đơn House Bill of Lading (House B/L) ở ngay dưới góc trái của 2 ô Gross weight và Measurement: Revenue Tons: 22.04 CBM (tùy từng form House B/L)

Chi phí vận chuyển phí của lô hàng LCL này được tính như ѕαu:

+ Từ Hồ Chí Minh đến Los Angeles:

– Fumigation documentary fee = 7 USD

– THC = 4 usd/cbm x 10 cbm = 40 USD

– DDC = 31 usd/cbm x 10 cbm = 310 USD

– PIER PASS = 4 usd/cbm x 10.0 cbm = 40 USD

– Ocean freight (O/F) = 10 usd/cbm x 10 cbm = 100 USD

==> Tổng chi phí vận chuyển từ Hồ Chí Minh đến Los Angeles: 497 USD

+ Từ Los Angeles đến Chicago:

Lô hàng được quy đổi từ 8,000 KGS sang 22.04 CBM

– Clean truck fee = 2 USD/CBM x 22.04 CBM = 44.08 USD

– Trucking fee = 56 USD/CBM x 22.04 CBM = 1.234,24 USD

– Warehouse fuel surcharge = 2 USD/CBM x 22.04 CBM = 44.08 USD

– Forklift fee = 5 usd/cbm x 22.04 CBM = 110.2 USD

– Customs Charge (for inland) = 35 USD / shipment

– Inbound documentation fee = 10 USD /shipment

==> Chi phí vận chuyển từ Los Angeles đến Chicago: 1.367,4 USD

Tổng chi phí vận chuyển cho lô hàng là: 497 USD + 1.367,4 USD = 1.864,4 USD

9. Trách nhiệm của các bên khi gửi hàng lẻ LCL

9.1. Trách nhiệm của người gửi hàng lẻ LCL.

  • Vận chuyển hàng hóa từ nơi chứa hàng của mình đến giao cho người gom hàng lẻ tại kho hàng đóng hàng lẻ.
  • Chuyển cho người đóng hàng lẻ các chứng từ cần thiết liên quan đến hàng hóa
  • Nhận vận đơn của người gom hàng lẻ.

9.2. Trách nhiệm của người chuyên chở hàng lẻ LCL.

  • Người chuyên chở hàng lẻ có thể là người chuyên chở thực tế – tức là các hãng tàu và cũng có thể là người đứng ra tổ chức việc chuyên chở nhưng không có tàu.
  • Người chuyên chở thực: là người kinh doanh chuyên chở hàng hóa lẻ trên danh nghĩa người gom hàng. Họ chuyên chở hàng lẻ, ký phát vận đơn cho người gửi hàng
  • Người tổ chức chuyên chở hàng lẻ: Là tổ chức thường là các công ty logistics nhận đứng kinh doanh trên danh nghĩa người gom hàng. Như vậy trên danh nghĩa, họ chính là người chuyên chở chứ không phải người đại lý. Họ chịu trách nhiệm suốt quá trình vận chuyển đến cảng đích.
  • Người chuyên chở dạng này không có phương tiện vận chuyển mà phải đi thuê phương tiện để vận chuyển, người chuyên chở thực bốc container lên tàu, ký phát vận đơn cho người gom hàng.

9.3. Trách nhiệm của người nhận hàng lẻ LCL.

  • Thu xếp giấy nhập khẩu và thủ tục hải quan cho lô hàng.
  • Xuất trình vận đơn hợp lệ với người gom hàng hoặc đại diện của người gom hàng để nhận hàng tại bãi trả hàng.
  • Nhanh chóng nhận hàng tại trạm trả hàng lẻ (CFS)

10. Lựa chọn người gom hàng (consolidator) phù hợp nhất

Việc tìm kiếm được công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL uy tín, phù hợp nhất trên thị trường không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là đối với những người mới gửi hàng lần đầu sẽ gặp phải rất nhiều bối rối như lạc vào mê hồn trận với rất nhiều câu hỏi như: Tìm công ty gom hàng lẻ ở đâu? Giá cước vận chuyển bao nhiêu? Giá cước đang được chào đã tốt chưa? Có còn công ty dịch vụ gom hàng nào tốt hơn không? Làm sao để có nhiều báo giá để lựa chọn?

Thấu hiểu được những khó khăn của chủ hàng, Công ty Logistics Hừng Á đã được ra đời để giúp các chủ hàng giải quyết được những vấn đề một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Chủ hàng có thể:

  • Gửi hàng đến nhiều nơi
  • Nhận báo giá vận chuyển logistics nhanh chóng 24/7
  • Luôn cập nhật giá và xu hướng mới trên thị trường
  • Giúp chủ hàng tiết kiệm thời gian và chi phí logistics. Bởi giá vận chuyển Hừng Á rất cạnh tran

dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL

11. Những lưu ý khi gởi hàng lẻ LCL

Việc tìm và lựa chọn một nhà giao nhận có đủ chuyên môn và năng lực cạnh trong các ngành nghề không phải là điều dễ dàng. Bên cạnh đó, bạn cần thiết lập giá, so sánh và thảo luận với khách hàng trước khi đưa ra quyết định.

Sau đây là một số cân nhắc trước khi tìm và lựa chọn dịch vụ từ một nhà giao nhận bất kì:

  • Thời gian vận chuyển và thời gian quá cảnh có phù hợp với yêu cầu của bạn – chú ý thiết lập tổng thời gian vận chuyển và thời gian nhận/giao hàng
  • Tổng chi phí trong vận chuyển LCL – bao gồm tất cả các giai đoạn khác trong chuỗi cung ứng
  • Khoảng cách địa lý từ người gửi hàng đến kho xuất khẩu nếu bạn không muốn thêm khoản phí vận chuyển từ người gửi hàng đến kho bởi forwarder
  • Khoảng cách từ kho nhập khẩu đến người nhận hàng nếu bạn không muốn người giao nhận sắp xếp giao hàng
  • Các nhận xét và xếp hạng từ các khách hàng khác về giao hàng và dịch vụ của các nhà giao nhận

12. Sự khác nhau giữa hàng lẻ (LCL) và hàng nguyên container (FCL)

Ngoài sự khác nhau về nghiệp vụ làm hàng (trách nhiệm của các bên khi gửi hàng) của LCL và FCL như đã phân tích ở mục 3 và mục 9. LCL và FCL còn có những điểm khác nhau như sau:

– Chi phí vận chuyển: LCL có cước phí đắt hơn FCL và được tính theo giá cước của mỗi khối hàng hoặc trọng lượng hàng. Chưa kể nhiều chi phí của hàng lẻ được cố định bất kể trong container đó có nhiều hay ít hàng. Tuy nhiên so với việc vận chuyển đường air thì hình thức gửi hàng LCL vẫn tiết kiệm hơn cho chủ hàng.

– Quy trình vận chuyển: Quy trình vận chuyển của hàng LCL phức tạp và mất nhiều thời gian hơn hàng FCL. Người gom hàng phải kiểm đếm lô hàng lẻ khác nhau của các chủ hàng khác nhau, thực hiện hàng loạt chứng từ chỉ cho một container hàng sau đó sắp xếp để giao cho từng chủ hàng. Trong quá trình thông quan, vì trục trặc của một lô hàng nào đó mà có thể ảnh hưởng đến toàn bộ khách hàng có hàng trong container đó khiến cho thời gian nhân hàng bị trì hoãn.

– Rủi ro đối với hàng hóa: Hàng LCL làm tăng rủi ro đối với hàng hóa hơn hàng FCL vì dễ xảy ra hư hỏng, nhiễm mùi, thất lạc hàng hóa khi có nhiều loại hàng hóa đóng chung trong một container.

13. Gửi hàng kết hợp (FCL/LCL/LCL/FCL)

Trong vận chuyển thì người ta còn kết hợp giữa gởi hàng container và hàng lẻ, có 2 loại hình chính là :

– FCL/LCL : gởi nguyên, giao lẻ.

– LCL/FCL : gởi lẻ, giao nguyên.

Trong qua trình làm kết hợp thì có sự thay đổi về trách nhiệm nhất định.

Ví dụ : FCL/LCL. Người gởi hàng và người chở hàng có trách nhiệm giống như gởi FCL. Tức là người gởi hàng phải gởi nguyên container, và người vận chuyển sẽ vận chuyển nguyên container. Tuy nhiên đến cảng đến thì người vận chuyển lại có trách nhiệm như trường hợp giao LCL và người nhận hàng cũng giống như trường hợp LCL.

XEM THÊM : DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN NGUYÊN CONTAINER

14. Dịch vụ vận tải quốc tế bằng đường biển (FCL & LCL) tại Hừng Á Logistics

Qua bài viết trên, các bạn đã biết cách phân biệt FCL và LCL. Bên cạnh đó, Hừng Á Logistics khuyên các bạn nên lựa chọn những dịch vụ vận tải quốc tế đường biển (FCL & LCL) uy tín, chất lượng để đảm bảo về chất lượng hàng hóa.

>>> Xem thêm:  Vận tải nội địa

14.1. Giá trị mang đến cho khách hàng

Hừng Á Logistics cung cấp hầu hết các dịch vụ trong ngành vận tải quốc tế bằng đường biển, bao gồm: vận chuyển hàng nguyên container (FCL), hàng lẻ (LCL), vận chuyển hàng tàu rời, vận chuyển hàng nặng (siêu trường, siêu trọng), vận chuyển hàng dự án.

Với một đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm và yêu nghề, hệ thống đại lý rộng khắp trên thế giới, thông qua các hợp đồng với các hãng tàu lớn, INCOTRANS hoàn toàn có thể cung cấp các dịch vụ sau cho hàng hóa của bạn từ lô hàng nhỏ nhất đến cả hàng dự án lớn:

1. Vận chuyển hàng nguyên container (FCL), hàng lẻ (LCL) đến tất cả các cảng trên thế giới.

2. Hàng cá nhân (hàng phi mậu dịch).

3. Vận chuyển kết hợp Sea (biển) – Air (hàng không).

4. Dịch vụ giao nhận trọn gói từ kho đến kho (Door to Door).

5. Hàng dự án.

6. Dịch vụ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

Hừng Á Logistics – Tự tin mang lại cho khách hàng gói dịch vụ uy tín và chất lượng.Hãy truy cập vào link để xem chi tiết.

14.2. Thông tin liên hệ

VIỆT NAM

1. VP. TP. HỒ CHÍ MINH – TRỤ SỞ CHÍNH:

HUNG A LOGISTICS CO., LTD

11 (Lầu 1), Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận.1, TP.HCM, Việt Nam

Điện thoại: + 84 968.397.465

Fax: + 84 28 3821.1975

Email: [email protected]

Web: www.hungalogistics.com

2. VP. HÀ NỘI:

74 Nguyễn Du, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: + 84 4 3826.3100

Fax: + 84 4 3822.9699

Email: [email protected]

3. VP. ĐÀ NẴNG:

113 Hoàng Văn Thụ, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng, Việt Nam

Điện thoại: + 84 511 382.3538

Fax: + 84 511 389.7406

Email: [email protected]

4. VP. HẢI PHÒNG:

35 Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam

Điện thoại: + 84 31 374.5529/382.2573

Fax : + 84 31 382.2575

Email: [email protected]

HỆ THỐNG ĐẠI LÝ QUỐC TẾ:

Châu Á và Châu Úc:

Thái Lan, Sing-ga-pu-ra, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, In-do-ne-sia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma-lay-sia, Philippine, Ấn Độ, Nga, Úc…

Châu Âu:

Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Anh…

Châu Mỹ:

Canada, Hoa Kỳ.

13/10/2024 09:11

99955 days, 14 hours

Listing ID 598670b2c4eafdda 91 total views, 1 today
Report problem
Processing your request, Please wait....

Liên hệ người đăng tin

Avatar of hungalogistics

hungalogistics

Listing Owner Member Since: 13/04/2022

Contact Owner

Contact Owner

Complete the form below to send a message to this owner.

Comments