Dongphucsaigon cũng như những bộ trang phục khác được làm bằng vải, để giữ được độ bền cho trang phục cũng như giữ cho đồng phục luôn như mới thì ngoài yếu tố quan trọng là chất lượng của loại vải may đồng phục thì còn có một yếu tố rất quan trọng đó là cách thức giặt và bảo quản đồng phục. Thật vậy, quá trình giặt và phơi quần áo chính là một yếu tố rất then chốt quyết định tới độ bền của các sản phẩm may mặc, không riêng gì quần áo mà các sản phẩm như balo túi xách, mũ nón hay tạp dề đều cần có những bí quyết làm sạch mà không gây tổn hại đến màu sắc và độ bền của vải.
1. Khi mới lấy áo lớp bạn đừng giặt ngay. Vì áo vừa xuất xưởng, mực in áo lớp còn rất mới, chưa thể khô và bám chắc vào áo được. Nếu bạn vội vàng đem áo đi giặt ngay thì hình in sẽ dễ bị mờ và nhoè. Rất nhiều bạn bị vỡ hình sau khi giặt lần đầu tiên và đổ cho nhà sản xuất làm kém chất lượng, nhưng bạn hãy tự trách mình đầu tiên vì bạn thiếu hiểu biết bảo quản áo đồng phục lớp. Mọi loại áo được in mực cao su thường cần thời gian 1 tuần để khô mực tránh giặt là, những chiếc áo lớp được làm nhanh và gửi đến tay Teen khiến mực in áo lớp chưa khô và dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
2. Lần giặt đầu tiên bạn hãy vò tay, giặt bằng nước lã và không có xà phòng. Đây không phải là điều mới mẻ, vì mực in còn chưa khô hẳn và xà phòng dễ làm bong tróc mảng in.
3. Không nên giặt chung các màu áo, nhất là ở lần giặt đầu tiên, vì áo thun rất dễ ra màu, nếu bạn giặt chung, có thể áo sẽ bị loang màu và làm dính màu cho các quần áo còn lại.Có lẽ đây là kinh nghiệm chung dành cho mọi loại áo mới, lần đầu tiên giặt thường bị phai màu.
4. Không nên giặt áo trong nước nóng quá 40 độ, nước nóng có thể làm vải giãn ra và làm hỏng áo đồng phục. Mực in áo lớp thường là cao su và nhiệt độ chính là điều tối kị với chiếc áo đồng phục này.
5. Nên tránh các loại xà bông giặt tẩy mạnh, tuyệt đối không dùng thuốc tẩy, nhất là trên áo lớp màu nhé. Với bột giặt thường bạn không cần lo lắng nhưng cũng tránh chà xát nhiều ở vùng in áo.
6. Tránh dùng các loại nước xả mềm vải, nếu bạn muốn áo lớp thơm hơn sau khi giặt, bạn có thể dùng các loại nước xả thơm. Nếu bạn sử dụng nước xả mềm vải, áo lớp sẽ bị giãn rất nhanh. Nước xả vải và phơi bằng móc treo sẽ làm cho chiếc áo của bạn bị hỏng một cách nhanh chóng. Ngoài ra nước xả mềm vải có thể làm hình in bị mềm và dễ bong tróc.
7. Nên giặt tay, nếu giặt máy, bạn nên lộn trái áo lớp lại, tránh trường hợp mặt hình in cọ sát vào thùng giặt gây tróc hình in áo lớp.
8. Không nên vắt áo thun sau khi giặt, bạn có thể khiến vải áo giãn ra và làm hỏng luôn chiếc áo của mình đó.
9. Với mẫu áo lớp đẹp có nhiều hình in thì không nên gập 2 mặt vào nhau, tốt nhất là dùng móc treo hoặc gập đôi áo lại.
10. Không nên là áo trực tiếp vào hình in. Bởi mực in áo lớp bằng cao su nên cần tránh nhiệt độ cao.
11. Với các loại đồng phục áo khoác, đặc biệt là trên các chất liệu có chất lượng cao như đồng phục áo khoác nỉ hay đồng phục áo khoác gió bạn cũng nên chú ý tương tự.