Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia… Vậy làm thế nào để sơ cứu bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm? My Health sẽ giúp các bạn có thêm thông tin qua bài viết dưới đây.
Một số dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm là sau khi ăn hoặc uống thực phẩm nhiễm độc đột ngột có triệu chứng buồn nôn và nôn, có khi nôn ra máu, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, có thể không sốt nhưng cũng có thể sốt cao trên 38 độ C. Theo các chuyên gia nghiên cứu, ngộ độc thực phẩm có thể chia làm 2 loại là ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính.
- là dạng ngộ độc phát tác ngay sau khi ăn với những biểu hiện như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài… Thậm chí, một số trường hợp ngộ độc thực phẩm không được cấp cứu kịp thời còn có thể dẫn đến tử vong.Ngộ độc cấp tính
- Ngộ độc mãn tính là dạng ngộ độc không có dấu hiệu rõ ràng và không phát tác ngay sau khi ăn. Ở dạng này, các chất độc sẽ tích tụ ở các bộ phận trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, về lâu dài sẽ dẫn đến ung thư và các bệnh tật nguy hiểm khác.
Cũng chính vì sự nguy hiểm đến sức khỏe do ngộ độc thực phẩm gây ra, bạn cần nhanh trí sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm bằng những cách dưới đây:
1. Với người lớn
– Gây nôn: uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn. Dùng 2 ngón tay của mình để ngoáy họng, có thể dùng thìa nhỏ hoặc tăm bông đưa vào gốc lưỡi để gây phản xạ nôn.
– Khi bệnh nhân nôn, để đầu cúi thấp hơn ngực, tránh bị sặc vào phổi. Dùng 2 ngón tay của mình để ngoáy họng, có thể dùng thìa nhỏ hoặc tăm bông đưa vào gốc lưỡi để gây phản xạ nôn.
– Khi người bệnh đã nôn được, để cho người bệnh nằm nghỉ, sau đó hòa một gói orezol với nước hoặc pha nước muối đường cho người bệnh uống để bù và chống mất nước, đồng thời giúp trung hòa chất độc trong cơ thể người bệnh giúp hạn chế tác hại mà độc tố mang lại.
– Có thể cho người bệnh ăn một chút thức ăn mềm, dễ tiêu, không cho uống sữa.
– Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để tiến hành rửa dạ dày càng sớm càng tốt.
2. Với trẻ nhỏ
– Chú ý khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ. Phải để trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Khi trẻ nôn, nhất là nôn khi đang ngủ có thể bị sặc lên mũi, bạn cần nhanh chóng dùng miệng hút mũi trẻ để tránh nguy cơ trẻ bị khó thở, có thể dẫn đến tử vong.
– Bổ sung oresol cho trẻ để bổ sung chất điện giải vì ngộ độc thực phẩm khiến trẻ bị mất nước, rối loạn điện giải. Chú ý pha oresol cho trẻ đúng theo hướng dẫn, uống từ từ, từng chút một, không uống quá nhiều cùng lúc.
– Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.
3. Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe cho bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm?
Khi đưa bệnh nhân đến thăm khám và điều trị ngộ độc thực phẩm, người nhà cần ghi chép số liệu cũng như bệnh sử một cách khoa học và rõ ràng. Chúng tôi khuyến khích người dùng sử dụng ứng dụng My Health – ứng dụng lưu trữ, chăm sóc và quản lý hồ sơ sức khỏe.
Đây là ứng dụng cho phép người dùng quản lý và lưu trữ toàn bộ các thông tin liên quan đến sức khỏe của bản thân kể từ khi sinh ra, bao gồm cả thông tin chủng ngừa, nhóm máu, tiền sử bệnh tật, kết quả khám chữa bệnh, đơn thuốc, hình ảnh chẩn đoán…! Vì vậy, dữ liệu sẽ có khả năng được lưu trữ lâu dài, trong một môi trường riêng tư, an toàn và bảo mật, trong đó người dùng được trao quyền làm chủ dữ liệu sức khỏe của họ. Ngoài ra, với phương thức quản lý này, người dùng có thể lựa chọn chia sẻ bất cứ dữ liệu nào hoặc toàn bộ dữ liệu đang được lưu trữ cho cá nhân khác (như thành viên gia đình, nhân viên CSSK của cá nhân, …) để hỗ trợ cung cấp thông tin trong các trường hợp cần thiết, đặc biệt là trong trường hợp cấp cứu.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102
Website: http://myhealth.com.vn/