Hiện nay Luật tiền ảo ở Việt Nam ngày được nhiều người quan tâm, bởi sự quan trọng của nó trong sự phát triển của đất nước và toàn cầu. Không chỉ riêng Việt Nam mà tại các nước trên thế giới, tiền ảo đang trở thành xu hướng đầu tư tìm kiếm lợi nhuận hàng đầu.Với sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt trong thời đại 4.0 ngày nay tiền ảo được xem như là sẽ dần thay thế các loại tiền khác trong tương lai. Tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất hiện nay là tiền ảo có được công nhận trên khắp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng và có một luật riêng chấp nhận hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu thêm về các quy định của tiền ảo, sàn tiền ảo, giao dịch tiền ảo.
Mục lục
Thực trạng Luật tiền ảo ở Việt Nam
Để hiểu rõ về Luật tiền ảo ở Việt Nam thì ta nên hiểu tiền ảo là gì trước. Tiền ảo chính là một loại tiền kỹ thuật số, sử dụng công nghệ Blockchain, có chức năng như một phương tiện thanh toán. Tiền ảo không khác gì so với tiền tệ khác: USD, VND cũng được dùng để mua bán, chỉ khác là nó tồn tại và được trao đổi trên internet, được coi là đáng tin cậy dựa trên cơ sở mã hóa số.
Theo bộ luật dân sự nước ta thì “tiền ảo không phải là một loại tài sản”. Ở nước ta chưa có khung pháp lý quy định về tiền ảo, nên tiền ảo không được xem là hàng hóa, dịch vụ kinh doanh bị cấm theo hình thức thương mại điện tử. Bitcoin hay các đồng tiền ảo khác không phải là tiền tệ và cũng không phải phương thức thanh toán tại Việt Nam.
Nhưng nhìn vào các hoạt động kinh doanh thương mại tại Việt Nam hiện nay, các giao dịch bằng tiền ảo đang diễn ra rất sôi động và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tuy vậy thì các tổ chức tín dụng như: VNPay, VinaPay, Smartlink, M_Service, VNPT-EPAY, MobiVi, VietUnion đã được ngân hàng nhà nước cấp phép trong việc thực hiện thí điểm dịch vụ ví tiền ảo hiện nay.
Luật tiền ảo tại nước ta đang còn nhiều tranh cãi
Quy định về tiền ảo theo luật tiền ảo ở Việt Nam
Với một thị trường mới mẻ như tiền ảo thị việc tranh cãi trong các vấn đề pháp lý cũng là điều hiển nhiên. Mặc dù chưa có những quy định rõ ràng nhưng nước ta đã có một số quy định về tiền ảo, sau đây là một số điều cơ bản mà bạn nên biết:
Quy định của pháp luật về thuế liên quan đến tiền ảo
Trích từ Quy định của Bộ luật nước ta: Điều 3: “Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo quy định của các luật thuế.”
Tuy nhiên tiền ảo thì có nộp thuế theo quy định của điều 3 trên không? Thì câu trả lời là “Không? Bởi vì theo Luật tiền ảo ở Việt Nam thì tiền ảo chưa được công nhận là một loại tài sản hay hàng hóa gì nên không phải nộp thuế, kể cả bạn đầu tư tiền ảo và có thu nhập hàng năm lên đến vài nghìn tỷ USD thì cũng không cần phải nộp thuế tại Việt Nam.
Luật tiền ảo ở Việt Nam quy định về việc thanh toán tiền ảo
Theo nghị định số 101/2012/NĐ-CP vào 11/2012 về “Thanh toán không sử dụng tiền mặt” thì tiền ảo không được công nhận là một phương thức thanh toán hợp pháp. Điều này có nghĩa tiền ảo không có chức năng thanh toán, nếu bạn dùng nó để trao đổi hàng hóa như tiền pháp định thì sẽ bị xử phạt hành chính. Khung hình phạt thường rơi vào mức từ 150.000 – 200.000 VNĐ. Chính vì thế, bạn có thể thoải mái sử dụng tiền ảo ở những quốc gia cho phép loại tiền này, còn ở Việt Nam thì không nên nghĩ đến việc sử dụng công khai tiền ảo.
Đầu tư vào tiền ảo có vi phạm pháp luật?
Đầu tư vào tiền ảo mang lại nhiều lợi nhuận cho người tham gia bởi đây là thị trường mới nên rất dễ kiếm tiền nhưng cũng chịu nhiều sự rủi ro lớn. Đầu tư tiền ảo chỉ được chấp nhận ở một cộng đồng. Tại Việt Nam thì vào ngày 21/7/2017, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã gửi công văn số 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi văn phòng chính phủ về vấn đề tiền ảo: Tiền ảo nói chung là Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của Pháp luật Việt Nam. Việc sử dụng mua bán các loại tiền ảo tiềm ẩn những rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ.
Mặc dù không cho phép nhưng luật tiền ảo cũng không hoàn toàn cấm hình thức đầu tư này
Theo Luật tiền ảo ở Việt Nam thì nếu phát hành, cung ứng, tàng trữ và sử dụng chúng như một phương tiện thanh toán thì có thể bị xử lý hình sự. Tuy nhiên nếu đổi chúng được từ tiền đô ra tiền mặt (VND) thì không sao. Bởi vì hiện tại có rất nhiều người Việt Nam đang sử dụng tiền ảo và được giao dịch và đổi tiền qua VND. Đặc biệt có rất nhiều hệ thống tiền ảo khác nhau, nên bạn cần hiểu rõ đó là hệ thống tiền ảo nào. Nếu bạn tham gia những hệ thống tiền ảo mà bị nghi ngờ với tội danh rửa tiền thì việc sử dụng tiền ảo có thể vi phạm pháp luật
Lời kết
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang trên một dòng chảy mạnh mẽ và Việt Nam cũng không ngoại lệ khi đang dần bắt kịp với xu hướng của thời đại. Trong xu hướng này tiền ảo đang là hiện tượng xã hội và các giao dịch đang diễn ra ngày càng nhiều tại nước ta. Và đặc biệt là tiền ảo đang thực sự tạo ra nhiều khó khăn và thách thức cho hệ thống pháp luật trên thế giới cũng như Việt Nam.
Khó khăn ở việc quản lý, lo ngại trong việc lừa đảo, biến tướng mà tiền ảo mang lại. Dù có những thách thức trong quy định về tiền ảo, tuy nhiên có thể thấy tiền ảo ở Việt Nam vẫn đang hoạt động vô cùng mạnh mẽ. Trong tương lai chắc chắn Luật tiền ảo ở Việt Nam sẽ có những thay đổi tích cực hơn.