Bà Bầu Mất Ngủ Phải Làm Thế Nào?
Bà bầu mất ngủ là tình trạng rất thường gặp trong thai kỳ. Đó có thể là do sự thay đổi nội tiết tố, tâm lý lo lắng hoặc cơ thể nặng nề… Dù là lý do gì thì nó cũng khiến mẹ bầu rất mệt mỏi. Vậy mẹ bầu mất ngủ phải làm thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi?
Nguyên nhân bà bầu mất ngủ
– Những thay đổi về hormone nội tiết tố cùng những triệu chứng khó chịu khi mang thai, chứng táo bón, đầy hơi,ợ nóng, khó tiêu… làm bà bầu mất ngủ ở tháng cuối thai kỳ
– Bụng to lên làm cho tư thế, vị trí ngủ của bà bầu gặp nhiều khó khăn, bà bầu trăn trở, trằn trọc khó ngủ và ngủ không sâu giấc
– Những giấc mơ lộn xộn trong quá trình mang thai cũng có thể là nguyên do gây mất ngủ ở bà bầu
– Rất nhiều những mẹ bầu bị chuột rút vào đêm khi đang ngủ. Nó khiến giấc ngủ vốn khó khăn lại càng thiếu thốn!
– Thai nhi ngày càng lớn gây áp lực lên bàng quang khiến mẹ bầu phải thường xuyên “ghé thăm” WC khiến mẹ bầu không thể ngủ ngon
– Thai nhi chuyển động nhiều với những cú “đạp”, “đá”, lộn người làm mẹ không thể nào ngủ được.
Bà bầu mất ngủ có làm ảnh hưởng thai nhi
Thông thường khi mẹ ngủ thì thai nhi sẽ thức và ngược lại. Chính vì vậy mẹ không nên quá lo lắng sợ mình mất ngủ se làm ảnh hưởng đến con yêu. Không gian trong bụng mẹ là một không gian vô cùng ấm áp và thoải mái, nó rất hoàn hảo dành cho bé yêu của bạn. Ngoài ra, bé cũng không bị những nguyên nhân làm mẹ mất ngủ tác động. Chính vì vậy, về cơ bản, mẹ bầu mất ngủ không ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của thai nhi hay làm thai nhi khó chịu.
Sức khỏe của thai nhi chỉ bị ảnh hưởng khi sức khỏe mẹ bị ảnh hưởng do mất ngủ. Mất ngủ khiến mẹ mệt mỏi, chán ăn, kiệt sức… và tác động lên thai nhi làm thai nhi bị thiếu chất, thiếu máu… Ngoài ra thì các chuyên gia cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày có nguy cơ phải sinh mổ hoặc quá trình chuyển dạ diễn ra lâu hơn bình thường.
Bà bầu mất ngủ phải làm sao?
– Kê cao đầu khi ngủ, tạo độ dốc cho cơ thể để hạn chế sự khó chịu gây ra bởi hệ tiêu hóa.
– Tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu là nằm nghiêng về về bên trái. Điều này giúp máu tuần hoàn đến thai nhi dễ dàng hơn. Mẹ bầu có thể kê một chiếc gối mỏng hoặc khăn ở dưới bụng để đỡ bớt áp lực.
– Giữ cho tâm lý luôn thoải mái, tránh lo lắng thái quá. Mẹ bầu nên cố gắng thư giãn, nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý . Mẹ cũng nên tập luyện thể dục điều độ. Không nên dùng đồ ăn, thức uống có chứa caffeine gây rối loạn giấc ngủ.
– Massgage chân và ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ giúp khắc phục chứng chuột rút khi mang thai và giúp cải thiện giấc ngủ ngon cho mẹ bầu.
– Hạn chế uống nước nhiều sau 8 giờ tối để tránh việc đi tiểu đêm.
– Nếu tình trạng mất ngủ trầm trọng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nên gặp bác sĩ để có thể có được những lời khuyên hay cách xử lý thích hợp như uống thuốc theo chỉ định
– Không dùng điện thoại, thiết bị giải trí trên giường.
– Chỉ đi ngủ khi cảm thấy thật buồn ngủ, có thể nghe nhạc để dễ ngủ hơn.
– Duy trì thói quen ngủ đúng giờ vào mỗi đêm.
– Ăn uống lành mạnh, tránh xa rượu, bia, chất kích thích, thức ăn quá cay và nóng, nhiều dầu mỡ gây khó tiêu
– Tập thể dục thường xuyên, môn yoga có thể giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn.
– Không nên ngủ nhiều giấc ngủ ngắn trong ngày. Chỉ nên chợp mắt vào buổi trưa khoảng từ 30-45 phút.