Táo bón là một rối loạn tạm thời hoặc là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Táo bón ở trẻ 1 tuổi tuổi khiến trẻ đi tiêu khó khăn, thậm chí gây cảm giác sợ đi tiêu và có thể gây chậm phát triển thể chất cho trẻ.
Mục lục
1. Nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ 1 tuổi
- Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi, nhất là những trẻ không bú sữa mẹ dễ có nguy cơ bị táo bón do thành phần đạm trong sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ và hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn này chưa thực sự hoàn thiện. Ngoài ra, lượng đạm quá nhiều trong một số loại sữa công thức vượt quá ngưỡng hấp thu của ruột cũng khiến trẻ bị táo bón do ruột phải tăng hấp thu nước để hòa tan lượng đạm thừa này;
- Các cơ bụng và thành ruột cũng là yếu tố tác động tới nguy cơ táo bón. Những trẻ bị còi xương, sinh thiếu tháng rất hay bị táo bón;
- Trẻ 6 tháng bị táo bón, trẻ 9 tháng tuổi bị táo bón thường do ăn thức ăn có quá nhiều chất đạm, chất béo và ít chất khoáng, thức ăn cứng hoặc không có đủ hàm lượng vitamin B1 cần thiết;
- Trẻ bị táo bón do nhu động ruột chậm;
- Hành vi nín nhịn giữ phân: trẻ mải chơi, nhịn đi cầu khiến phân to, cứng hơn, gây đau sau khi đi tiêu. Triệu chứng này khiến trẻ sợ đi cầu và lần đi sau sẽ càng đau hơn;
- Do thay đổi môi trường đi vệ sinh: khi bé được cho đi nhà trẻ;
- Nguyên nhân khác: ruột già của trẻ quá lớn (bệnh phình đại tràng bẩm sinh khiến trẻ không đi tiêu phân su trong 48 giờ đầu sau sinh, sau đó trẻ bị táo bón kéo dài kèm chướng bụng, rối loạn nhu động ruột và hẹp hậu môn); bệnh nội tiết – chuyển hóa, bất thường về thần kinh, bệnh thần kinh – cơ,…
►►► XEM NGAY: TÁO BÓN CÓ THỂ GÂY NÊN BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CHO BÉ
5. Cách trị táo bón ở trẻ 1 tuổi như thế nào?
5.1 Điều chỉnh chế độ ăn uống
- Với trẻ bú mẹ bị táo bón, người mẹ cần xem xét lại chế độ ăn của mình, nên uống thêm nước và ăn thêm nhiều chất xơ;
- Cho bé uống đủ nước, với trẻ nuôi bằng sữa công thức cần pha sữa đúng tỷ lệ, ít nước quá có thể dẫn đến táo bón, còn nhiều nước quá có thể gây suy dinh dưỡng;
- Cho trẻ ăn bữa nhỏ, chia thành nhiều bữa trong ngày để tạo điều kiện cho ruột tiêu hóa sữa tốt hơn. Tốt nhất cha mẹ nên chia đôi từng bữa sữa và tăng số lần ăn của trẻ lên gấp đôi;
- Quan sát kỹ, khi thấy bé có biểu hiện muốn đi ngoài như nhăn mặt, rặn,… cần nhanh chóng dùng các biện pháp hỗ trợ để giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn;
- Thêm nước mận pha loãng hoặc nước táo vào bình sữa của bé (trẻ dưới 4 tháng nên dùng 10 – 20ml nước mận, hòa với sữa theo tỷ lệ 1:6, uống 1 lần/ngày; trẻ trên 4 tháng nên hòa 30ml nước mận với sữa theo tỷ lệ 1:4, uống 1 – 2 lần/ngày; trẻ trên 6 tháng có thể dùng nước táo thay thế). Kiên trì cho trẻ sử dụng nước ép mận, táo sẽ giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn;
- Nếu trẻ bắt đầu ăn dặm, phụ huynh có thể cho bé ăn bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo . Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho trẻ ăn các loại trái cây có nhiều chất xơ và rau (đã nghiền nát) như mơ, mận, khoai lang, lê, đào, đậu, bông cải hoặc cải bó xôi để phòng ngừa và điều trị táo bón.
5.2 Massage
- Cha mẹ dùng đầu ngón tay nhẹ nhàng xoa bụng của trẻ theo chiều kim đồng hồ, ấn nhẹ ở phía bên phải. Bụng mềm là tốt, còn bụng cứng là biểu hiện của tình trạng táo bón. Thực hiện động tác xoa bụng cho bé trong 5 – 10 phút để thúc đẩy nhu động ruột, giúp bé tiêu hóa tốt hơn và hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả. Nếu bụng bé bị chướng cần đưa bé đi khám bác sĩ;
- Nắm vào mắt cá hai chân bé rồi di chuyển theo động tác bé đạp xe trong khoảng 5 – 10 phút. Động tác này làm tăng áp lực cơ bụng lên ruột, giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn;
- Bế bé quanh nhà trong tư thế ngồi xổm (đặt mông bé lên cánh tay, chân bé gập vào bụng). Tư thế này làm tăng áp lực lên trực tràng, giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn;
- Massage cho bé trong bồn tắm: ngâm bé trong chậu nước tắm sao cho nước ngập ngang ngực, nhẹ nhàng massage bụng bé theo chiều kim đồng hồ, khi thấy bé có biểu hiện muốn rặn, cha mẹ cần nâng cao 2 chân của bé, ép về phía bụng. Sau đó, cha mẹ chờ một lát và chuẩn bị thu dọn chất thải của bé. Thực hiện việc này nhiều lần sẽ giúp trẻ có thói quen đi ngoài đúng giờ và không bị táo bón nữa;
- Khi thay tã, cha mẹ nên nhẹ nhàng lau tròn xung quanh khu vực hậu môn để kích thích bé đi ngoài đúng thời điểm phù hợp.
Khi áp dụng các biện pháp chăm sóc trẻ bị táo bón trên nhưng vẫn không cải thiện tình hình, có thể nguyên nhân là do bé không dung nạp được đạm trong sữa bò. Phụ huynh nên cân nhắc cho trẻ dùng sữa đạm thủy phân một phần, có tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, trẻ có phân cứng, đi cầu khó, bị nứt hậu môn có thể cần được bác sĩ kê thuốc làm mềm phân cho trẻ dễ đi cầu, sau đó tập thói quen đi cầu vào một thời điểm cố định trong ngày.
►►► XEM NGAY: BỐ MẸ CẦN LÀM GÌ NGAY KHI BÉ BỊ TÁO BÓN
6. Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi bé có các dấu hiệu sau:
- Bé bị đau bụng dữ dội;
- Chưa đi tiêu sau hơn 24 giờ so với bình thường ở trẻ dưới 4 tháng tuổi;
- Chướng bụng, nôn ói;
- Chậm lớn;
- Tiêu chảy có máu;
- Chậm phát triển thần kinh;
- Hậu môn bất thường;
- Có dấu hiệu nghi ngờ táo bón bệnh lý.
Cách đề phòng táo bón ở trẻ 1 tuổi tốt nhất là tập cho trẻ có thói quen đi ngoài vào một giờ cố định trong ngày. Đồng thời, với trẻ sau tuổi ăn dặm, phụ huynh nên cho bé ăn nhiều rau quả để cung cấp đủ chất xơ cần thiết, làm phân mềm và đi tiêu dễ hơn. Nếu tình trạng táo bón ở trẻ kéo dài thì các bậc cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.
Cuối cùng cảm ơn các mẹ đã đọc hết bài viết. Hãy áp dụng ngay cho trẻ nếu đang gặp vấn đề tiêu hóa hay táo bón. Nếu các mẹ thấy bài viết hữu ích hãy liên hệ với chúng tôi nhé 096530395!