Đặt tên thương hiệu không hề dễ và luôn là vấn đề làm các chủ shop đau đầu nhất khi mới mở cửa hàng. Cách bạn đặt tên cho cửa hàng, doanh nghiệp của mình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh sau này. Khách hàng không thể nhớ nổi tên thương hiệu cửa hàng, cùng các lưu ý khi đặt tên thương hiệu khác mà chúng tôi liệt kê bên dưới
Nếu không muốn mọi nổ lực marketing của bạn đổ sông đổ biển, bạn phải chọn một cái tên không những dễ nhớ mà còn phải tuân thủ theo 7 nguyên tắc dưới đây:
Mục lục
Chọn tên thương hiệu có thể đăng ký bảo hộ
Đối với những cửa hàng nhỏ và chỉ muốn dừng lại ở đó chứ không muốn phát triển thêm, thì bạn có thể bỏ qua vấn đề này. Nhưng nếu bạn muốn mở rộng và gắn bó lâu dài với cửa hàng, doanh nghiệp của mình (vd: thành lập một chuỗi cửa hàng), bạn nên chọn một cái tên có thể bảo hộ được.
Một khi doanh nghiệp của bạn bắt đầu phát triển và trở nên lớn mạnh, một cái tên được bảo hộ về mặt pháp lý có thể giúp bạn tránh được rất nhiều rủi ro đồng thời tránh bị “nhái” thương hiệu.
Nên đặt tên thương hiệu có sẵn tên miền
Thời buổi công nghệ, chúng ta kinh doanh không thể thiếu một website cho doanh nghiệp. Mặt khác, đa phần các website doanh nghiệp đều lấy theo tên thương hiệu. Vậy nên, nếu bạn có ý đặt tên thương hiệu nhưng không thể đăng ký tên miền với cái tên đó thì nên xem xét lựa chọn một cái tên khác để phát triển. Bạn cũng nên đăng ký tên miền càng sớm càng tốt, phòng trường hợp bị người khác mua trước.
Chọn tên thương hiệu đơn giản và dễ nhớ
Nếu khách hàng không nhớ tên họ sẽ nhắc đến cửa hàng của bạn bằng cách nào? Hoặc khi muốn giới thiệu với bạn bè họ phải giới thiệu bằng cái tên gì? Hay là họ lại nhớ và giới thiệu nhầm tên cửa hàng của bạn sang tên đối thủ?…
Khách hàng không nhớ tên cửa hàng có thể dẫn đến nhiều hậu quả không tốt. Nhưng bạn lại không thể ép khách hàng phải nhớ một cái tên nếu cái tên đó quá phức tạp và khó nhớ.
Khi đặt tên thương hiệu hiệu hãy chọn những cái tên đơn giản, có chứa các nguyên âm a,i,o, e cho dễ nhớ. Ngoài ra tên thương hiệu của bạn cần phải đánh vần được thì mới có thể đăng ký bảo hộ được nhé các bạn.
Không liên tưởng đến nghĩa tiêu cực
Chắc hẵn bạn sẽ không muốn người khác cười nhạo, chế giễu tên cửa hàng của mình đâu đúng không nào?
Khi đặt tên thương hiệu, hãy tránh các lỗi về âm lẫn về nghĩa, làm khách hàng liên tưởng tới những hình ảnh tiêu cực, nhạy cảm, đen đủi, rủi ro… Đặc biệt nếu bạn sử dụng tên nước ngoài, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về từ ngữ đó. Bởi lẻ có những từ ngữ mang nghĩa tốt ở quốc gia này nhưng lại mang nghĩa xấu ở quốc gia khác. Biết đâu, ngày nào đó khi bạn đang đứng trên “bục vinh quang” lại có kẻ “vạch lá tìm sâu” thì khổ.
Hãng hàng không Indochina Airlines của nhạc sĩ Hà Dũng từng có cái tên “Tăng Tốc” và không được phép bay, vì khi viết không dấu nó thành “Tang Toc”…. Suy cho cùng, ai lại muốn bay trên máy bay của hãng tang tóc cơ chứ!
Liên quan với ngành nghề hoặc sản phẩm
Tên thương hiệu không nhất thiết phải liên quan tới ngành nghề hoặc sản phẩm bạn đang kinh doanh. Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp nhỏ, mới, chưa được biết đến nhiều, đặt tên thương hiệu liên quan với ngành nghề sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian và tối ưu chi phí truyền thông, quảng cáo.
Tên thương hiệu cần khác biệt
Trong kinh doanh, việc trùng lặp hoặc tương đồng về tên thương hiệu mang lại cho bạn rất nhiều bất lợi, đặc biệt là khi bị tương đồng với các đối thủ trực tiếp. Ví dụ khách hàng có thể nhầm lẫn cửa hàng của bạn và cửa hàng của đối thủ, dẫn đến nguy cơ mất khách hàng.
Khi đặt tên thương hiệu lưu ý không nên đặt tên giống hoặc na ná với đối thủ cạnh tranh, kể cả sử dụng những yếu tố mà đối thủ đã sử dụng.
Thế giới di động đã từng bỏ rất nhiều tiền để mua tên miền dienmay.com và làm marketing cho mảng điện máy của họ, nhưng cuối cùng lại bỏ không dùng tên này mà sau lại dùng cái tên sau này quá đổi nổi tiếng “Điện Máy Xanh”. Lý do rất đơn giản: “điện máy” thì quá chung chung và không thể nào phân biện được với các điện máy khác.
Đúng phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu
Khách hàng là người Việt, phân khúc tầm thấp chắc chắn sẽ khó hiểu/ khó đọc một cái tên “ngoại”. Ngược lại khách hàng quốc tế khó có thể chấp nhận một cái tên “Việt”. Điều này rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Khi đặt tên thương hiệu bạn hãy xác định rõ thị trường mục tiêu (trong hay ngoài nước), phân khúc (thấp – trung hay cao) và khách hàng mục tiêu là ai? Với phân khúc thấp, bình dân, bạn nên chọn những cái tên đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu. Ngược lại với phân khúc cao, bạn nên chọn những cái tên thể hiện sự xa xỉ, cao cấp, hào nhoáng.
Phần mềm bán hàng siêu thị