Từ xa xưa, con người đã tôn vinh tỏi là “thần dược, chữa được bách bệnh” vì loại thực phẩm này sở hữu vô vàn lợi ích với sức khỏe như phòng chống và chữa cảm cúm, đầy bụng, chống viêm, bệnh dạ dày, ho…
Còn theo nghiên cứu khoa học hiện đại, tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa các virus gây bệnh, tinh dầu của tỏi có công dụng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, “thần dược” ngăn cản việc tạo ra angiotensin II, một loại hoóc môn giúp thư giãn các mạch máu, giảm mức cholesterol cao.
Loại củ này còn có công dụng ngăn chặn các notrosamine, giúp ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư và phòng chống nhiều loại ung thư như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư buồng trứng…
Ngoài ra, tỏi còn giúp tăng cường hệ xương, giảm huyết áp, kéo dài tuổi thọ và làm sạch độc tố bên trong cơ thể.
Tỏi cũng là một phương thuốc tự nhiên để tăng cường hệ miễn dịch. Thường xuyên dùng tỏi giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường tới 63%. Nó cũng rất hữu ích trong điều trị nhiễm trùng tai và nhiễm khuẩn tụ cầu.
Không những thế, tỏi còn chứa hàm lượng lớn các vitamin như A, B, C, D, PP, hydratcacbon… và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như i ốt, canxi, phốt pho, man giê, các nguyên tố vi lượng.
Hàng ngày, chúng ta có thể ăn tỏi sống, tỏi nướng, bột tỏi, tỏi ngâm giấm, tỏi ngâm rượu, trà tỏi…. Tuy rất tốt nhưng tỏi lại không thể sử dụng một cách tùy tiện như ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên. Mỗi ngày, chúng ta chỉ nên dùng tối đa không quá 10g tỏi.
Và có những nhóm đối tượng được các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo không nên tiêu thụ tỏi.
1. Đang uống thuốc chống đông máu
Tỏi sở hữu đặc tính chống đông tự nhiên và được coi là tốt nhất để điều trị các vấn đề về lưu thông. Nhưng nếu đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu, bạn không nên ăn tỏi vì nó có thể dẫn đến chảy máu nhiều.
2. Đang uống thuốc theo toa
Nếu bạn đang bị bệnh và uống các loại thuốc theo toa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi định ăn tỏi hàng ngày.
3. Có vấn đề về gan
Tỏi có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc nhất định lên gan. Phần lớn tất cả các thuốc, đặc biệt là thuốc tránh thai có thể có tác dụng phụ lên cơ thể nếu kết hợp với sử dụng tỏi.
Ngoài ra, tỏi có tính nóng, vị cay nên ăn nhiều tỏi sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, đường ruột cũng như ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn và làm cho những người mắc bệnh gan dễ buồn nôn.
Thêm nữa, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu, không có lợi cho việc điều trị bệnh gan
4. Dạ dày nhạy cảm
Tỏi được biết đến làm nặng hệ tiêu hóa. Do đó, nếu có đường tiêu hóa dễ bị kích thích, tốt nhất bạn không nên dùng tỏi vì tỏi có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn.
5. Đang mang thai
Ăn một ít tỏi khi mang thai thì không sao nhưng thai phụ không nên xem nó như một phương thuốc chữa bệnh.
6. Huyết áp thấp
Nếu huyết áp của bạn ở mức bình thường hoặc thấp, bạn không được khuyến nghị dùng tỏi vì nó có thể gây ra các biến chứng sức khỏe. Tỏi cũng có thể làm giảm huyết áp.
Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe?
Con người đang phải đối mặt với một thực trạng suy giảm sức khỏe thời hiện đại khá nghiêm trọng. Vậy giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe một cách hiệu quả và khoa học?
Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng My Health – ứng dụng cho phép người dùng quản lý và lưu trữ toàn bộ các thông tin liên quan đến sức khỏe của bản thân kể từ khi sinh ra, bao gồm cả thông tin chủng ngừa, nhóm máu, tiền sử bệnh tật, kết quả khám chữa bệnh, đơn thuốc, hình ảnh chẩn đoán…!
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102
Website: http://myhealth.com.vn/