Kháng sinh ngày nay đã trở thành một loại thuốc được sử dụng rộng rãi. Nhiều người có quan niệm rằng “kháng sinh có thể chữa khỏi mọi bệnh tật”. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh gây ra hiện tượng kháng thuốc cùng nhiều tác hại khác. Ở bài viết này, Dr.ViVi sẽ chỉ ra giúp bạn những sai lầm khi dùng thuốc kháng sinh, từ đó giúp các bạn sử dụng đúng cách loại thuốc này để đảm bảo sức khỏe.
1. Những sai lầm khi dùng thuốc kháng sinh
– Tự mua thuốc uống khi có bệnh
Với thói quen mua thuốc không cần đơn vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng và cán bộ y tế về kháng thuốc, cùng với đó là hoàn thiện, nâng cao năng lực hệ thống giám sát quốc gia về sử dụng kháng sinh và kháng thuốc cũng như việc giáo dục cộng đồng về những hành vi giữ vệ sinh cá nhân phòng ngừa nhiễm khuẩn là vô cùng cần thiết và cấp bách.
– Sử dụng chung đơn thuốc
Hiện nay có khá nhiều người sao chép đơn thuốc của nhau trong điều trị bệnh: đặc biệt các bệnh như ho sốt, viêm xoang, đau dạ dày…. Điều này dẫn đến tình trạng dùng thuốc kháng sinh bừa bãi, không đúng bệnh vì mỗi người sẽ có phản ứng thuốc khác nhau và cơ địa của mỗi người cũng khác nhau. Nếu chỉ cần dùng 1 đơn thuốc cho tất cả mọi người là quan niệm vô cùng sai lầm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.
– Ngưng thuốc đột ngột
Khi thấy bệnh giảm, nhiều người ngưng thuốc ngay vì nghĩ rằng uống nhiều không tốt. Thật ra, nếu uống đúng theo toa của bác sĩ thì số lượng thuốc đó là đủ và cần thiết. Thông thường, đủ liều cho một đợt kháng sinh phải khoảng 7-10 ngày, thậm chí có thể kéo dài hơn, tùy từng loại bệnh và sự tiến triển của bệnh. Nếu dùng không đủ liều, đủ thời gian, vi khuẩn không bị tiêu diệt hết sẽ trỗi dậy và phát triển thành chủng vi khuẩn đề kháng mà kháng sinh cũ không còn tác dụng nữa.
2. Lưu ý trong sử dụng kháng sinh
Theo các bác sĩ, kháng sinh là chất kháng khuẩn được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật, có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác. Để đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, cần nắm vững những kiến thức liên quan đến kháng sinh, vi khuẩn gây bệnh và người bệnh.
Cần lưu ý những bất lợi khi sử dụng kháng sinh như tiền sử dụng thuốc, cơ địa dị ứng của bệnh nhân, luôn sẵn sàng cấp cứu sốc phản vệ khi sử dụng kháng sinh. Bên cạnh đó cần theo dõi lâm sàng, đặc biệt đối với bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận. Đặc biệt lưu ý với nhóm bệnh nhân trẻ em, phụ nữ có thai cho con bú, người già, người đang sử dụng nhiều thuốc.
Các loại kháng sinh có thể diệt được vi khuẩn nhờ những tác dụng chính như ức chế tổng hợp màng tế bào của vi khuẩn, kích hoạt các men phá hủy màng tế bào của vi khuẩn, tăng tính thấm màng tế bào vi khuẩn, cản trở tổng hợp protein và chuyển hóa acid nucleic của vi khuẩn.
Sự kháng kháng sinh của vi khuẩn một phần là do tự nhiên vì quá trình đấu tranh để sinh tồn của vi khuẩn, một phần là do sử dụng kháng sinh không đúng cách. Trong thực tế điều trị hiện nay, có một số nguyên nhân gây nên sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn như:
– Dùng thuốc kháng sinh không đủ thời gian, không đủ liều lượng làm cho vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hết và biến đổi để trở nên kháng thuốc.
– Việc lạm dụng thuốc kháng sinh thành thói quen và phổ biến như không có bệnh nhiễm khuẩn cũng dùng kháng sinh làm cho các vi khuẩn có lợi cho cơ thể bị tiêu diệt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh kháng lại với kháng sinh.
– Dùng thuốc kháng sinh không đúng loại như khi bị mắc bệnh nhiễm khuẩn nhạy cảm với kháng sinh này lại dùng loại kháng sinh khác, làm cho vi khuẩn không bị tiêu diệt mà còn biến đổi để kháng lại với kháng sinh.
Đâu là giải pháp nhận diện chỉ số xét nghiệm hiệu quả?
Sau mỗi lần khám sức khỏe, chúng ta thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ về chỉ số nào đó trên giấy xét nghiệm, từ đó chưa có phương án điều trị, chế độ sinh hoạt hợp lý. Nhận thấy thực trạng đó, ứng dụng Dr.ViVi đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.
Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Health kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.
Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102
Website: https://myhealth.com.vn/