Site icon Rao vặt online

PHP Framework là gì?

PHP Framework là gì? Tại sao nên dùng framework?

PHP có một lịch sử phát triển lâu đời và được đông đảo lập trình viên đón nhận, ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Nhiều người bảo chọn PHP vì lí do mã nguồn mở, miễn phí, dễ triển khai, chạy nhanh (?); nhưng theo mình nghĩ, những ai đã làm việc với PHP và theo đuổi nó vì một lý do rất đơn giản, đó là làm việc với PHP rất thoải mái. PHP có hướng đối tượng nhưng bạn hoàn toàn có thể “code rừng”, không cần triển khai bất cứ lớp nào để hoàn thành công việc. PHP có nhiều hàm build-in, chỉ cần gọi là chạy mà không cần phải nhớ namespace để include/import như các ngôn ngữ khác. Lưu trữ dữ liệu trên biến và mảng của PHP thì quá bá đạo về độ “thoải mái”; biến ko cần khai báo và có thể xài bất kể đâu; mảng lưu theo kiểu một chiều, 2 chiều, đa chiều tùy hứng, truy xuất ngẫu nhiên siu đơn giản với cặp “khóa/giá trị”… Nhưng bài viết này không phải đang nói về ưu điểm của PHP, ưu điểm “thoải mái” của PHP cũng chính là nhược điểm của nó. Với những khối code nhỏ, bạn hoàn toàn có thể chơi theo kiểu rất “rừng rú” của riêng bạn; nhưng với các phần mềm lớn, bạn sẽ bị lạc trong chính khu rừng đó, nào function name, nào là variable name… Bạn sẽ không thể nào tiếp tục phát triển lớn hơn, thời gian bảo trì sẽ gấp nhiều nhiều lần thời gian phát triển… Cũng như nhiều ngôn ngữ lập trình khác, thấy được khó khăn này, người dùng PHP đã xây dựng những framework cho mình. Vậy framework là gì?
Framewok là gì?

Framework có mặt hầu như ở mọi ngôn ngữ lập trình. Vì vậy bài này thực ra mình nói chung chung về framework, PHP thì cũng không nằm ngoại lệ.

Trước hết framework là một “tiêu chuẩn”

Khi sử dụng framework nào, bạn phải tuân thủ những qui định của nó đặt ra: qui định về cách đặt tên biến, đặt tên hàm, tên lớp,… qui định về cách truyền dữ liệu, qui định về luồng xử lý dữ liệu, qui định về cách tổ chức code – file nào đặt ở đâu nhiệm vụ gì…. Tất cả những qui định đó nhằm giúp tạo ra một bản code sạch. Bạn có thể dễ dàng ghi nhớ vị trí – chức năng của các dòng code để chỉnh sửa, hay sử dụng. Nhờ tuân thủ qui định, mà khi làm việc nhóm, người này có thể đọc hiểu code của người kia, có thể sử dụng lại hàm được viết bởi một người khác.

Thứ hai, framework là một bộ thư viện

Không ai có thể phủ nhận, framework luôn cung cấp các function để thực hiện các công việc rất “đời thường” cho lập trình viên. Framework ra đời nhằm mục đích hỗ trợ lập trình viên tập trung vào business rule của ứng dụng, và việc xử lý các yêu cầu chức năng của phần mềm; đỡ bị sao nhãn và sa lầy vào những công việc đến chán ngán vì lặp đi lặp lại như: kết nối database, lấy dữ liệu từ một bảng, quản lý session làm việc, loging,… Những framework tốt sẽ luôn làm những việc đó cho bạn, bởi vì những function này luôn có mặt ở mọi ứng dụng, và nó không cần phải viết đi viết lại.

Thứ ba, framework là một kiến trúc phần mềm

Nếu bạn tự code thuần PHP, bạn sẽ mất nhiều thời gian để suy nghĩ nên tổ chức code thể nào cho đẹp, có thể mở rộng, dễ dàng làm việc giữa các team, làm sao để triển khai các design pattern, triển khai mô hình MVC… yên tâm, một framework đúng nghĩa luôn quy định bạn phải tổ chức theo cách đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Bạn chỉ việc làm theo đúng chỉ dẫn là mọi thứ sẽ chạy trơn tru mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu kia. Hầu hết các framework để phát triển web hiện tại đều phát triển theo mô hình MVC, đó là một lợi thế tuyệt vời. Nó sẽ giúp ứng dụng của bạn trở nên gọn gàng, dễ dàng bảo trì và mở rộng. MVC là một vấn đề hơi bự khác, thử đọc định nghĩa tại wiki Tiếng Việt nha.
Học Công nghệ thông tin ở Tây Nguyên

Exit mobile version