Sau nhiều năm im ắng dự án nhà ở xã hội (NOXH) bởi nhiều chủ đầu tư không mặn mà. Nay phân khúc này hiện đang có nhiều doanh nghiệp bđs tham gia. Hàng nghìn căn hộ giá rẻ sẽ được tung ra thị trường trong thời gian sắp tới.
>> Có thể bạn quan tâm: dự án chung cư central residence gamuda hoàng mai là một trong những dự án có vị trí tuyệt đẹp thuộc quận Hoàng Mai
Trong giai đoạn 2022-2030, bộ xây dưng lập ra đề án xây dựng một triệu căn hộ dành cho người có thu nhập thấp, công nhân tại các khu công nghiệp. Đây được coi là điểm sáng cho bài toán về nhà ở xã hội, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đang muốn đầu tư thực sự cho phân khúc này.
Sau hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội với thủ tướng trong ngày 1/8 vừa qua, thị trường nhà ở xã hội đã nhận được nhiều tín hiệu tích cực khi hàng loạt các “ông lớn” đang “nhảy” vào giải quyết bài toán nguồn cung cho nhà ở xã hội.
Trong đó phải kể tới ông lớn như tập đoàn Novaland đã tiếp nhận 200.000 căn hộ nhà ở xã hội tại TPHCM và các tỉnh miền Nam. Vingroup tiếp nhận 500.000 căn hộ nhà ở xã hội dưới 1 tỷ đồng/căn tại Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng…
Tháng 7 vừa qua, hai dự án nhà ở xã hội đầu tiên được Vinhomes – Cty con của Vingroup khởi công xây dựng tại Thanh Hóa và Quảng Trị với tổng số 3.500 căn hộ.
Trước đó đầu năm 2022, tập đoàn Hưng Thịnh cùng tập đoàn Gỗ Trường Sơn và Đồng Tâm Group xây dựng 100.000 căn hộ nhà ở xã hội với mức giá từ 20 triệu đồng/m2 và các vùng lân cận.
Thế nhưng, để phát triển được nhà ở xã hội, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra nhiều kiến nghị để tháo gỡ. Mới đây, Vingroup kiến nghị lên Thủ tướng nghiên cứu, tham mưu khôi phục lại ưu đãi “chủ đầu tư nhà ở xã hội được phép dành 20% diện tích sàn ở để bán giá thương mại”.
Ngoài ra, theo doanh nghiệp này, gói hồi phục kinh tế 2022-2023 đưa ra chính sách hỗ trợ lãi vay 2% thương mại cho CĐT phát triển nhà ở xã hội, người có thu nhập thấp, nhà ở công nhân, song các tiêu chí để tiếp cận để vay thì quá chặt chẽ khiến chỉ số ít doanh nghiệp tiếp cận được. Chưa kể, mức hỗ trợ lãi suất 2% cho ngành bđs là thấp, trường hợp dự án tồn kho một nửa số căn hộ trong 2 năm thì chủ đầu tư không có lãi.
Đẩy nhanh phát triển nhà ở xã hội
Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo sở xây dựng Hà Nội cho biết, Hà Nội định hướng làm 5 khu nhà ở xã hội tại huyện Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Thường Tín. Hiện thành phố đang rà soát lại quy hoạch theo các quy định làm nhà ở xã hội. Từ giai đoạn 2016-2020, Hà Nội đã có 25 dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành với diện tích 1,25 triệu m2 sàn, 52 dự án đang triển khai. Giai đoạn 2021-2030 dự kiến thành phố có 113.000 căn hộ với vốn đầu tư khoảng 12.500 tỷ đồng.
Ông Bùi Xuân Dũng, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho hay, việc phát triển nhà ở xã hội hiện còn nhiều khó khăn, tồn tại như: trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, mua bán nhà ở xã hội còn kéo dài, việc xác định trước thời gian bán, cho thuê cũng mất thời gian dài thẩm định, vốn hạn hẹp…
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM cho rằng: “Cần phải lập quy hoạch khu vực riêng để lập dự án xây dựng nhà ở xã hội cho thuê, bán với giá phù hợp với người có thu nhập trung bình, thấp”. Theo ông Châu, một trong những rào cản chính là thủ tục còn nhiều khó khăn, nhất là thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội của doanh nghiệp tư nhân lại rất rắc rối, nhiêu khê.
Để gỡ khó cho doanh nghiệp khi tham gia xây dựng các dự án nhà ở xã hội, ông Châu kiến nghị tại điều 54 Luật Nhà ở 2014, chỉ quy định UBND cấp tỉnh quy hoạch khu vực riêng để lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê mà chưa bao gồm nhà ở xã hội để bán, cho thuê mua. Trong 6 tháng đầu năm 2022, cả nước hoàn thành 13 dự án nhà ở xã hội, quy mô 6.000 căn, dành cho người có thu nhập thấp ở đô thị và công nhân khu công nghiệp.
Nguồn: https://centralresidencesgamuda.com.vn/se-co-nhieu-nguon-cung-nha-o-xa-hoi-ban-ra-thi-truong/