Trong y học dân tộc cổ truyền người ta phân biệt hai loại chính: hồng sâm và bạch sâm.
Hồng sâm: chọn củ mẫm to, nặng trên 37g, rửa sạch đất cát, cho vào nồi chưng chín trong khoảng 2 giờ, sau đó sấy hoặc phơi khô. Sau khi chế biến thì tinh bột có trong rễ bị chín và khi khô thì thể chất trong suốt nửa như sừng, có màu hồng mùi thơm, vị ngọt hơi đắng. “Thân” sâm hình thoi hoặc gần như hình trụ, phần trên và phần dưới hơi thót lại cao sam
Phần “đầu” tức là cổ rễ, đôi khi nom rõ vết sẹo của thân. Rễ đôi khi phân nhánh nom như cánh tay, phần dưới có 2 hoặc 3 nhánh nom như chân. Củ càng to càng giá trị.
Bạch sâm (hoặc đường sâm): những củ sâm không đủ tiêu chuẩn chế hồng sâm thì chế bạch sâm. Sau khi rửa sạch đất cát thì nhúng vào nước sôi vài phút, sau đó tẩm đường vài ngày rồi phơi hoặc sấy ở nhiệt độ không quá 60o. Dược liệu sau khi chế biến thì mặt ngoài màu trắng ngà, mềm, thường có tinh thể đường bám bên ngoài, mặt bẻ màu trắng ngà và xốp, mùi thơm, vị ngọt.
Ngoài 2 loại trên ra thì còn có:
– Sinh sái sâm là loại sâm để nguyên vỏ, sau khi loại sạch đất cát chỉ phơi khô.
– Đại lực sâm là loại sâm chế biến có nhúng vào nước sôi vài phút rồi lấy ra phơi.
– Tu sâm là rễ con của củ sâm.
– Người ta còn phân biệt loại trồng là viên sâm, loại mọc hoang là dã sơn sâm.
– Trà sâm: dịch chiết sâm, bốc hơi, bào chế dưới dạng bột hòa tan, đựng trong túi giấy bạc.
Vi phẫu: Lớp bần gồm 4-5 hàng tế bào. Mô mềm vỏ gồm tế bào thành mỏng, chứa tinh bột hình cầu. Trong phần mô mềm và liber có các ống tiết (mặt cắt ngang ống tiết hình bầu dục). Các ống tiết vòng ngoài thì lớn hơn các ống tiết vòng trong. Mô mềm có tinh bột và ca oxalat hình câu gai. Mạch gỗ xếp thành từng đám rải rác, đường kính của một mạch gỗ từ 15-40m. Tia ruột rộng.
Thành phần hóa học sam chinh phu Cheong Kwan Jang
Thành phần chính là các saponin triterpenoid tetracyclic nhóm dammaran gọi chung là ginsenosid. Trước đây khi thủy phân các glycosid bằng acid người ta thu được 2 aglycon chính là panaxadiol và panaxatriol. Về sau xác định lại và thấy rằng các aglycon trên không thật vì dưới tác dụng của acid thì mạch nhánh bị đóng vòng lại. Bằng phương pháp thủy phân bằng enzym hoặc hóa giáng đặc biệt để cắt đường mà không ảnh hưởng đến phần aglycon người ta thu được các aglycon thật: protopanaxadiol (=dammar – 24-ene, 3, 12, 20-triol) và protopanaxatriol (= dammar – 24-ene 3-, 6, 12, 20-tetraol).
Lá cũng có chứa saponin loại dammaran, đã phân lập và xác định cấu trúc:
a. Các saponin có aglycon là protopanaxadiol:
Gingsenosid Rb1, -Rb2, -Rc, Rd, -F2
b. Các saponin có aglycon là protopanaxatriol:
Gingsenosid -Re, -Rg1, -F1, -F3
Trong nhân sâm còn có saponin với aglycon là acid oleanolic: Ginsenosid Ro (=acid oleanolic + 2 glucose + glucuronic acid)
Các thành phần khác: tinh dầu 0,05%-0,25%, vit B1, B2, các phytosterol 0,029%, glycan.
Định tính hong sam kho hop thiec:
– Nhỏ lên bột dược liệu 1 giọt acid sulfuric đậm đặc, sau 1-2 phút sẽ xuất hiện màu đỏ gạch, chuyển sang tím đỏ rồi tím.
– Nhỏ 3-4 giọt nước sắc dược liệu vào một ống nghiệm, làm bốc hơi trên cách thuỷ đến khô. Nhỏ lên cắn 0,2-0,4ml dung dịch benzidin 0,01% trong acid sulfuric đậm đặc, sẽ xuất hiện màu đỏ gạch sau chuyển sang tím đỏ.
– Thêm vào nước sắc 1:5 một vài giọt dung dịch bạc nitrat, sẽ xuất hiện màu hồng và sau 24 giờ thì có tủa vô định hình màu đỏ.