Căn cứ theo Điều 2 – Luật Thuế giá trị gia tăng 2008. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Xem thêm
Thuế trực thu và thuế gián thu khác nhau ra sao.
Mục lục
Đặc điểm thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT là một loại thuế độc lập và có những đặc điểm sau:
Là loại thuế gián thu
Là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ. Thuế GTGT còn được phát sinh đến khâu cuối cùng là tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ là người chịu thuế.
Là loại thuế có đối tượng chịu thuế lớn
Hầu như mọi đối tượng trong xã hội sẽ phải chịu thuế GTGT. Việc đánh thuế trên phạm vi lãnh thổ đối với mọi đối tượng thể hiện sự công bằng của thuế. Bên cạnh đó thể hiện thái độ của Nhà nước với các loại tiêu dùng trong xã hội. Đối với những trường hợp cần khuyến khích tiêu dùng hoặc hạn chế việc trả tiền thuế của người tiêu dùng, Nhà nước sẽ không đánh thuế hoặc đánh thuế với mức thuế suất thấp nhất.
Là thuế chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ
Là đặc điểm cơ bản để phân biệt thuế GTGT với những loại thuế gián thu khác. Thuế GTGT có ở tất cả các khâu. Từ quá trình sản xuất cho đến quá trình lưu thông hàng hóa và ngay cả quá trình tiêu dùng. Việc đánh thuế chỉ dựa trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.
Số thuế phải nộp sẽ phụ thuộc vào giai đoạn đánh thuế
Như đã nói ở trên, thuế đánh ở tất cả các khâu, các giai đoạn, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng. Ở mỗi giai đoạn có số thuế khác nhau. Từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông, số thuế GTGT là một con số. Từ khâu lưu thông đến khâu tiêu dùng thì số thuế đã khác. Tổng số thuế nộp ở các khâu chính là số thuế cuối cùng tính trên tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ. Và người tiêu dùng sẽ mua và phải gánh chịu.
Đối tượng chịu thuế
Để kê khai và nộp thuế đúng, chúng ta cần biết rõ đối tượng chịu thuế và không chịu thuế GTGT.
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng
Căn cứ và luật thuế GTGT và thông tư 219/2013/TT-BTC. Đối tượng chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả các hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài). Trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.
Phương pháp tính thuế GTGT
Phương pháp tính thuế GTGT gồm phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
Phương pháp khấu trừ là: Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế GTGT đầu ra trừ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Phương pháp trực tiếp là: Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu.
Xem thêm:
Dịch Vụ Đại Lý Thuế Thành Phố Hồ Chí Minh
Vai trò của thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Thuế GTGT là khoản thu quan trọng của Ngân sách nhà nước. Thuế GTGT tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định trong Ngân sách nhà nước.
Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa dịch vụ.
Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán, sử dụng hóa đơn.