Chi nhánh công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn chuyên phân phối các sản phẩm thùng rác nhựa giá rẻ cạnh tranh so với thị trường hiện nay. Thùng rác 60 lít, 120 lít, 240 lít, 660 lít được công ty chúng tôi nhập khầu trực tiếp từ nước ngoài không qua trung gian nên giá thành cạnh tranh. Thùng rác có đủ màu sắc xanh, cam, vàng, đỏ. thùng rác được thiết kế dáng đứng nắp kín 2 bánh xe, bề mặt nhẵn bóng dễ dàng vệ sinh. Thùng rác được khách hàng lựa chọn phù hợp cho các nơi… như trường học, bệnh viện, công viên…….
Thùng rác 120 lít giá rẻ
Thùng rác 240 lít giá rẻ
Thùng rác 660 lít giá rẻ
Hotline: 0911.082.000- Nhiên- tư vấn trực tiếp
– Kích thước 550 x 490 x 930 mm
– Màu sắc: xanh, cam, vàng, đỏ
– Bảo hành; 6 tháng, hàng nhập khẩu Thái Lan
– Kích thước 740 x 600 x 1015 mm
– Màu sắc: xanh, cam, vàng
2. Xe đẩy rác 660 lít, 1100 lít
– Xe gom rác 1100 lít: 1360 x 1060 x 1370 mm ( 4 bánh xe)
Tại TP. HCM: 154. Tân thới hiệp, Quận 12
(TG) – Trung bình mỗi năm Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, nằm trong số 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất và cao hơn mức trung bình của thế giới, do việc quản lý và xử lý rác thải nhựa chưa triệt để.
Theo các nhà chuyên môn, Việt Nam cần triển khai các hoạt động liên quan trong phát triển kinh tế tuần hoàn gồm cách thức để gia tăng chuỗi giá trị của sản phẩm nhựa cũng như quản lý rác nhựa.
Việc xã hội lạm dụng sử dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi ni-lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa hiện rất nghiêm trọng, lượng chất thải nhựa hiện vẫn ở mức rất cao. Đây là một “gánh nặng” nghiêm trọng cho môi trường. Mỗi năm, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt là 25 triệu tấn nhưng chỉ có 30% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ, hơn 70% chôn lấp trực tiếp. Trong đó, lượng chất thải nhựa và túi ni-lông chiếm khoảng 8%-12%; số lượng rác thải nhựa, túi ni-lông tăng dần theo từng năm.
Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới khởi động chương trình “Đối tác Hành động quốc gia về nhựa tại Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh: Những vấn nạn về rác thải nhựa đối với môi trường hiện nay không phải lỗi của các sản phẩm nhựa mà thuộc về cách thức chúng ta sử dụng, thải bỏ các sản phẩm nhựa không đúng cách.
Vì vậy, chúng ta cần thay đổi cách ứng xử với nhựa thông qua việc quản lý một cách khoa học, tăng cường tái chế, tái sử dụng các sản phẩm nhựa để kéo dài vòng đời của nhựa, góp phần giảm thiểu việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Chỉ như vậy, chúng ta mới phát huy được hết các tính năng của sản phẩm nhựa, góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh tài nguyên ngày càng suy thoái, cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu diễn biến khốc liệt. “Kinh tế tuần hoàn không chỉ là tái sử dụng chất thải, coi chất thải là tài nguyên mà còn là sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế một cách có tính toán từ trước, tạo thành các vòng tuần hoàn trong nền kinh tế” – Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, một số cơ chế, chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn đã được thể chế hóa trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, như: phân loại chất thải tại nguồn, thu phí chất thải dựa trên khối lượng; tái chế, tái sử dụng chất thải; trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất; các công cụ, chính sách kinh tế như thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường; phát triển công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường…GS-TS Nguyễn Hữu Dũng, Viện trưởng Viện Môi trường Đô thị và Công nghiệp Việt Nam, cho rằng nước ta đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa. Tại Việt Nam, bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1 kg túi ni-lông/tháng, riêng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa và túi ni-lông.
Theo thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, lượng chất thải nhựa và túi ni-lông ở Việt Nam, chiếm khoảng 8%-12% chất thải rắn sinh hoạt nhưng chỉ có khoảng 11%-12% số lượng chất thải nhựa, túi ni-lông được xử lý, tái chế, số còn lại chủ yếu là chôn lấp, đốt và thải ra ngoài môi trường. Đây có thể dẫn đến thảm họa môi trường, đặc biệt ô nhiễm đại dương.