This ad listing is expired.
0

Tổng hợp sự kiện sập sàn tiền ảo lớn nhất trong lịch sử

Tỉnh/Thành phốToàn quốc
Quốc giaVietnam

Sập sàn tiền ảo có thể được hiểu theo hai cách khác nhau, một là sập sàn liên quan đến kỹ thuật, cụ thể là các vụ tấn công của hacker và hai là sập sàn giá trị hay còn được hiểu là tỷ giá của đồng coin nào đó không còn giá trị mua bán. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê một số vụ sập sàn kỹ thuật lớn nhất trong lịch sử thị trường tiền ảo.

Các vụ sập sàn tiền ảo do hacker tấn công 

Kể từ năm 2012. liên tiếp các vụ sập sàn do tin tặc tấn công diễn ra, có nhiều công ty đệ đơn phá sản ngay sau đó nhưng cũng không ít công ty vẫn hoạt động bình thường cho tới thời điểm hiện tại.

2012: Sàn Bitcoinica bị tấn công 2 lần, 60.000 BTC “bốc hơi”

Đây được xem là một trong những vụ sập sàn tiền ảo đầu tiên của thị trường tiền ảo. Sàn Bitcoinica được biết đến là một trong những sàn tiền ảo tốt nhất đời đầu. Vào tháng 3 năm 2012, các hacker đã lợi dụng lỗ hổng trong máy chủ Linode để đánh cắp ít nhất 46.000 BTC từ tài khoản của một số người dùng. 

 

Tuy nhiên, vụ tấn công đó không đủ mạnh để hạ gục sàn giao dịch này, Bitcoinica cũng hứa sẽ hoàn lại số tiền đã mất cho các nhà đầu tư. Nhưng đòn tấn công thứ 2 sau 2 tháng kể từ vụ hack đầu tiên đã khiến Bitcoinica không thể trụ vững. Thêm 18.000 BTC bị đánh cắp khiến cho sàn giao dịch này phải tuyên bố sập sàn để đền bù số tiền bị mất của khách hàng. 

9/2012: Sàn Bitfloor bị đóng của sau vụ tấn công của hacker

Cùng năm đó, vào tháng 9/2012, sàn giao dịch Bitfloor cũng bị tấn công bởi các hacker. Chúng đã truy cập thành công vào các bản so lưu không được mã hóa của khách hàng và rời đi với hơn 24.000 BTC. Vụ tấn công này khiến cho sàn giao dịch tiền ảo Bitfloor lao đao, mặc dù ban lãnh đạo của Bitfloor đã hứa sẽ duy trì hoạt động của sản để trả số tiền bị mất cho khách nhưng mọi thứ không như dự đoán. Và tháng 4/2013, sàn giao dịch này tuyên bố đóng cửa.

11/2013: Pico Stocks và 6.000 BTC

Pico Stocks được biết đến là một trong những sàn chứng khoán kết hợp với giao dịch Bitcoin đầu tiên trên thế giới. Vào thời điểm đó, Pico Stocks được rất nhiều người biết đến bởi hoạt động trong cả hai kênh đầu tư mạnh nhất là tiền ảo và chứng khoán. Tuy nhiên, sau vụ hacker “ghé thăm” vào cuối năm 2013 thì sàn giao dịch này khắp khủng hoảng lớn.

Hacker thường lợi dụng các lỗ hỏng để đăng nhập trái phép vào tài khoản ví của khách hàng

 

Công ty đã thông báo xác nhận rằng sàn sẽ offline trong một tuần vì cụ tấn công. Tuy nhiên, điều bất ngờ là sàn giao dịch này đã sống sót sau vụ tấn công trị giá gần 6 triệu USD (vào thời điểm đó) và vẫn hoạt động bình thường ở thời điểm hiện tại.

2/2014: Mt.Gox – Sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới bị đánh sập.

Nhắc đến các vụ sập sàn tiền ảo thì không thể không nhắc đến sự kiện sập sàn lịch sử của ông lớn Mt.Gox. Thời điểm xảy ra vụ việc, Mt.Gox đang nắm giữ số lượng bitcoin khủng của hàng loạt các nhà đầu tư lớn. Cụ thể, đầu 2014, Mt. Gox thông báo 850.000 BTC đã biến mất, có thể do hacker tấn công. Số tiền bị đánh cắp ở thời điểm đó tương đương 450 triệu USD.

 

Mt. Gox tuyên bố phá sản ngay sau vụ tấn đông đó nhưng không làm giá của Bitcoin suy giảm. Ngược lại, đồng tiền này bất ngờ tăng giá giúp sàn giao dịch này có thể trả nợ khách hàng. Mặc dù tài sản và nợ của Mt. Gox bị “đóng băng” theo giá đồng yên nhưng số Bitcoin còn lại của sàn này tăng vọt từ 400 USD lên đến hơn 4.000 USD.

1/2015: Sàn Bitstamp bị đánh cắp 19.000 BTC

Đầu 2015, sàn giao dịch khá nổi tiếng là Bitstamp thông báo đã bị đánh cắp 19.000 BTC, nghi do tin tặc tấn công. Sự việc xảy ra ngay sau khi sàn giao dịch này huy động được nguồn vốn trị giá hơn 10 triệu USD vào năm 2014. Tuy nhiên, vụ việc trên không làm công ty sụp đổ mà ngược lại còn phát triển mạnh mẽ hơn để trở thành một trong những sàn giao dịch hàng đầu hiện nay.

8/2016: 120.000 BTC của sàn Bitfinex bị đánh cắp

Tháng 8/2016, sàn Bitcoin Bitfinex thông báo bị đánh cắp số Bitcoin trị giá gần 480 triệu USD. Tuy nhiên sàn này quyết định trả token BFX để bù vào các khoản lỗ cho khách hàng và hứa sẽ mua lại các token này vào một ngày sau đó.

 

Dù Bitfinex đang là một trong những sàn giao dịch hàng đầu hiện nay nhưng sàn này vẫn liên tục hứng chịu những tin đồn về việc “phá sản”, “gặp vấn đề về ngân hàng” cùng với đó là các cáo buộc làm giả khối lượng Tether trên CoinMarketCap.

7/2017: Sàn tiền ảo BTC – E “biến mất” sau một thông báo bất ngờ trên tài Twitter

Đây được xem là một trong những sự kiện sập sàn mà những nhà đầu tư Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Được biết, sàn đầu tư BTC – E ra đời vào năm 2011, được xem là một trong những sàn giao dịch uy tín và chất lượng ở thời điểm bấy giờ. Số lượng các nhà đầu tư Việt Nam tham gia vào sàn giao dịch này đứng thứ hai Thế giới chỉ sau Mỹ.

 

Vào một ngày tháng 7/2017 sau một dòng thông báo dài vỏn vẹn 2 dòng về sự cố bảo trì bất thường được đăng trên tài khoản Twitter của BTC-e, thì sàn tiền ảo này chính thức không thể truy cập. Điều này đã khiến không ít người trong đó có nhiều nhà đầu tư Việt Nam rơi vào tình trạng vô cùng hoang mang. 

 

Đến ngày 26/7 cũng năm thì thông tin quản trị viên của trang này bị cảnh sát Hy Lạp bắt vì tình nghi tội rửa tiền với số tiền lên đến 4 tỷ USD đã khiến nhiều người vô cùng sốc. Và nguyên nhân của việc bắt giữ này cũng có thể được xem là lý do dẫn tới việc đóng cửa sàn BTC-E.

1/2018: Sàn Coincheck và con số tổn thất khổng lồ 530 triệu USD

Có thể nói, tháng 1 năm 2018 là một trong những tháng đen tối nhất đối với thị trường tiền điện các hacker liên tục “ghé thăm” các sàn giao dịch. Con số 530 triệu USD được ước tính là tổng giá trị quy đổi của số lượng tiền ảo bị mất cắp từ sàn Coincheck (vượt qua cả vụ tấn công Mt. Gox hồi 2014).

 

Nếu như Mt. Gox đã sớm nộp đơn xin phá sản vì vụ tấn công thì Coincheck vẫn duy trì hoạt động kinh doanh. Tháng 4/2018, Monex – một công ty môi giới trực tuyến tại Nhật Bản đưa ra tuyên bố mua lại Coincheck. Sự kiện này được xem như một động thái nhằm trấn an người dùng. 

 

Đến tháng 10/2018, Coincheck tuyên bố họ đang mở lại dịch vụ đăng ký người dùng mới. Bên cạnh đó, họ cũng thông báo rằng rằng sàn giao dịch này đã được cấp phép bởi cơ quan Dịch vụ tài chính Nhật Bản (FSA).

530 triệu USD là số tiền bị đánh cắp lớn nhất trong lịch sử của các sàn giao dịch tiền ảo

10/2018: Sàn Trade.io và vụ đánh cắp 7.5 triệu USD từ ví lạnh

Vụ tấn công này được cho là khá đặc biệt bởi nó xuất phát từ ví lạnh. Thông thường, các hacker sẽ nhắm vào các ví nóng được lưu trữ trên sàn giao dịch hoặc tận dụng các lỗ hổng bảo mật để truy cập trái phép ví của người dùng. Thế nhưng, trong vụ tấn công của Trade.io, số tiền điện tử được cho là đã bị đánh cắp lại được lưu trữ trong ví lạnh.

 

Ví lạnh thường được biết đến là nơi lưu trữ các mặt hàng – trong trường hợp này là tài sản kỹ thuật số ngoại tuyến, đồng nghĩa với việc chúng khó kiểm soát hoặc bị đánh cắp; do đó, sự thật về vụ tấn công này vẫn là một ẩn số khó lý giải.

Lời kết

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp cho những người đang có ý định đầu tư vào tiền ảo một cách lâu dài hiểu được các rủi ro dễ xảy đến. Mặc dù việc sập sàn tiền ảo do lỗi kỹ thuật này không nghiêm trọng bằng việc sập sàn giá trị nhưng nó vẫn là điều mà bạn nên lưu tâm.

Cập nhật tin tức mới nhất về tiền ảo qua website sàn tiền ảo tốt nhất

13/11/2020 11:55

This ad has expired

Listing ID 4495fae11c4ef202 80 total views, 1 today
Report problem
Processing your request, Please wait....

Liên hệ người đăng tin

Avatar of duykhuong20

duykhuong20

Listing Owner Member Since: 02/11/2020

Comments