Site icon Rao vặt online

Top 07 Loại Gỗ Công Nghiệp Bạn Nên Biết

go cong nghiep

go cong nghiep

Gỗ MDF Là Gì? Có Mấy Loại? Các Bước Sản Xuất & Ưu Nhược Điểm

MDF hay gỗ MDF là những thuật ngữ quen thuộc được sử dụng trong lĩnh vực nội thất và xây dựng. Như vậy MDF hay gỗ MDF là gì? Có bao nhiêu loại? Ưu nhược điểm gỗ MDF như thế nào?

Khái niệm gỗ MDF

MDF là cụm từ chuyên ngành được viết tắt Medium-Density Fibreboard, sử dụng rộng rãi trong kĩ thuật, để mô tả mật độ trung bình của sợi gỗ trong tấm ván. Như vậy, gỗ MDF là loại vật liệu gỗ công nghiệp được tạo ra từ quá trình kết dính các sợi gỗ này với nhau, ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.

Phân loại

Như các bạn tìm hiểu qua, gỗ MDF hiện nay được chia thành 02 loại MDF:

MDF

Ván sợi mật độ trung bình (MDF) là một vật liệu gỗ được sản xuất bằng quy trình công nghiệp hiện đại. Quá trình này bao gồm việc nghiền nhỏ các loại gỗ tự nhiên thành bột mịn, trộn đều với chất kết dính urea-formaldehyde (UF), sau đó ép dưới áp suất và nhiệt độ cao để tạo thành tấm vật liệu có cấu trúc đồng nhất.

MDF lõi xanh hay ván lõi xanh

Khác với MDF, ván lõi xanh chính là gỗ MDF với lõi xanh. Lõi xanh này được kết hợp chung với chất kết dính MUF và các hoạt chất phụ gia để tạo nên khả năng chống ẩm. Màu xanh của ván lõi xanh MDF dùng để phân biệt giữa gỗ MDF và MDF lõi xanh. Vì vậy, độ đậm nhạt của ván này không nói lên được khả năng chống ẩm nhiều hay ít. Đây là quan niệm mà mọi người luôn hiểu sai.

Quy trình sản xuất ván gỗ MDF

05 bước sản xuất MDF:

  1. Chuẩn bị nguyên vật liệu đầu vào
  2. Điều chế hỗn hợp keo
  3. Định hình và ép nhiệt
  4. Làm nguội và xử lý sau khi ép
  5. Cắt hoàn thiện

Ưu điểm MDF

Gỗ công nghiệp MDF là vật liệu gỗ được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực thiết kế nội thất. Để được mọi người tin dùng, dĩ nhiên, MDF chắc hẳn phải có những điểm tích cực. Dưới đây là 04 ưu điểm của MDF:

Bề mặt phẳng mịn

Bề mặt MDF rất phẳng mịn là điểm cộng đầu tiên cho dòng gỗ công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phủ ép, sơn  và tạo hình. Cho nên, khi chúng ta rờ vào bề mặt gỗ MDF, điều ta cảm nhận đó là bề mặt không bị sần sùi hay gồ ghề.

Chất lượng sản phẩm đồng đều

Ván sợi mật độ trung bình (MDF) là một sản phẩm của công nghệ gỗ công nghiệp hiện đại. Quá trình sản xuất công nghiệp đã tạo ra một vật liệu có tính đồng nhất cao về màu sắc và vân gỗ, trái ngược với sự đa dạng tự nhiên của gỗ. Trong khi màu sắc và vân gỗ của gỗ tự nhiên chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như loài gỗ, tuổi cây và điều kiện sinh trưởng, thì MDF cung cấp một bề mặt đồng nhất và dễ kiểm soát, giúp cho sản phẩm cuối cùng có tính thẩm mỹ cao và dễ dàng tạo ra các thiết kế đồng bộ.

Đáp ứng nhiều ứng dụng và phong cách thiết kế

Nhờ tính đồng nhất, khả năng gia công bề mặt dễ dàng, ván MDF đã trở thành một vật liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp nội thất, đáp ứng đa dạng các nhu cầu sản xuất từ đồ gỗ gia dụng như tủ bếp, tủ quần áo, bàn ghế cho đến các sản phẩm nội thất văn phòng và các cấu kiện trang trí như tấm ốp tường, trần nhà. Từ những phong cách thiết kế cổ điển đến phong cách thiết kế đương đại, gỗ MDF đáp ứng linh hoạt cho từng dự án, nâng cao tính cá nhân hóa cho không gian sống tiện nghi, và thẩm mỹ

Tối ưu chi phí

Ván sợi MDF khẳng định vị thế là một giải pháp thay thế hiệu quả và bền vững cho gỗ tự nhiên trong ngành công nghiệp nội thất. Với quy trình sản xuất hiện đại, MDF tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu gỗ vụn, giảm thiểu tác động đến môi trường. Đồng thời, tính đồng nhất về chất lượng, khả năng gia công cao và giá thành hợp lý đã giúp MDF trở thành vật liệu được ưa chuộng trong sản xuất các sản phẩm nội thất như tủ bếp, tủ quần áo, bàn ghế.

Điều chắc chắn rằng, MDF thừa hưởng điểm công lớn nhất từ gỗ công nghiệp, đó chính là, thân thiện với môi trường. Hay nói cách khác, việc sản xuất MDF giảm thiểu việc khai thác rừng nguyên sinh, bảo vệ tài nguyên rừng tự nhiên và các sinh cảnh khác.

 

Hiểu được điều này, tất cả sản phẩm gỗ công nghiệp của gỗ An Cường nói chung, cũng như gỗ MDF tại An Cường đều được chứng nhận GreenGuard từ UL (Hoa Kỳ) công nhận

Nhược điểm gỗ MDF

Chống chịu nước kém

Là sản phẩm của gỗ công nghiệp, khả năng chống chịu  nước của MDF không tốt bởi cấu trúc giữa các sợi gỗ tơi xốp và hoàn toàn không có các mạch dẫn như cấu trúc gỗ tự nhiên. Vì vậy, khi tiếp xúc với nước hoặc độ ẩm trong thời gian dài, độ bám dính giữa các sợi gỗ bị rả, làm giảm độ bền cơ học và dẫn đến trương nở.

Độ dẻo giới hạn

MDF là vật liệu gỗ có tính đàn hồi tốt, nhưng độ dẻo giai không ưu việt do các lớp tế bào MDF xốp. Do đó, MDF không phù hợp cho các sản phẩm uốn cong.

Không thể điêu khắc hoa văn phức tạp

Khác với gỗ tự nhiên, gỗ MDF không thể điêu khắc các hoa văn như gỗ tự nhiên – nơi các liên kết các sợi gỗ bền vững, không bị vỡ vụn khi chạm khắc.Nhằm tăng vẻ đẹp và bảo vệ bề mặt, ván gỗ MDF được phủ ép Melamine, Laminate, Acrylic hay Veneer.

Để tìm hiểu thông tin cụ thể về MDF và phân loại gỗ MDF, các bạn tham khảo tại: https://ancuong.com/vi/tin-tuc/lifestyle/go-mdf.html

—————————————————–

🏠 An Cường – Giải pháp gỗ nội thất cho mọi nhà | www.ancuong.com

📞Hotline: 1900 6944

#GoAnCuong #AnCuong #woodworking #materials #interior #design

Exit mobile version