Trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển, cùng với sự bao phủ rộng rãi của Internet và những tiến bộ của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc sức khỏe (CSSK), người bệnh ngày càng có nhu cầu được tiếp cận theo cách linh hoạt và chủ động hơn về các thông tin CSSK của chính mình. Mặt khác, khi chi phí CSSK ngày một gia tăng, nhiều bệnh nhân yêu cầu được đóng vai trò chủ động trong việc quản lý CSSK bản thân… Xuất phát từ đó, ứng dụng “Hồ sơ sức khỏe được kiểm soát bởi cá nhân” đã ra đời.
Trong khi đó ở Việt Nam, tại các cơ sở y tế, theo phương thức truyền thống, các dữ liệu bệnh sử của người bệnh được thu thập thông qua ghi chép của nhân viên y tế và lưu trữ dưới dạng sổ sách, giấy tờ như: giấy khám sức khỏe định kỳ, giấy khám thai… Đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc ngoại trú, dữ liệu bệnh sử được thể hiện trong bệnh án, các phiếu khám lâm sàng/cận lâm sàng tùy theo chuyên khoa, các phiếu ghi lại phác đồ chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân, đồng thời in ấn kết quả đo lường từ các thiết bị hỗ trợ chẩn đoán cận lâm sàng để lưu trữ dưới dạng giấy. Điều này đặt ra những thách thức đối với hệ thống y tế Việt Nam, đặc biệt là trong việc quản lý lượng dữ liệu khổng lồ về hồ sơ bệnh sử của người bệnh.
Từ đầu năm 2017, Bộ Y tế phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội đã cho thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân Hà Nội, Bắc Ninh và Phú Thọ. Theo đó, người dân được khám sức khỏe tổng thể, tất cả dữ liệu được nhập vào hệ thống trên mạng, tạo một hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử riêng cho từng cá nhân thông qua mã định danh (ID) và các thông tin bảo mật khác như số điện thoại, số chứng minh nhân dân, mã vạch…. Nhờ sổ sức khỏe điện tử này, mỗi người dân như có một bác sĩ riêng có thể quản lý và theo dõi sức khỏe. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình này ra cả nước, giúp thông tin sức khỏe của người dân được quản lý thông suốt trong hệ thống y tế thì các vấn đề về việc thống nhất mô hình và phần mềm chuẩn quốc gia, kinh phí cho việc thiết lập duy trì và phát triển hệ thống vẫn là một bài toán nan giải.
Năm 2019, đã có một giải pháp mới trong vấn đề lưu trữ và quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân, đó chính là ứng dụng HR247. Ứng dụng này được kỳ vọng có thể trở thành công cụ hữu ích để giúp các thành viên trong cộng đồng tăng cường năng lực tự quản lý sức khỏe của mìn trong việc quyết định chi phí, hiệu quả khi sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Với sứ mệnh giúp mọi người quản lý sức khỏe trọn đời một cách khoa học và chuyên nghiệp để hướng đến một cuộc sống an toàn và khỏe mạnh. Ứng dụng HR247không chỉ là công cụ lưu trữ và quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân mà còn là giải pháp cho việc hoạch định và rèn luyện để đảm bảo cho mỗi người không ngừng mạnh khỏe.
Ứng dụng HR247 có gì?
- Hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu.
- Các kết quả khám bệnh lưu trữ bằng cách chụp lại hồ sơ bệnh án, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc tất cả được sắp xếp, phân loại một cách khoa học thuận tiện cho việc cập nhật, quản lý, tìm kiếm hồ sơ.
- Dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Là sản phẩm hoàn toàn miễn phí, HR247 tương thích được với các thiết bị di động thông minh sử dụng hệ điều hành iOS, Android có kết nối Internet thông qua 3G hoặc wifi. Người dùng sẽ được sở hữu giao diện mới đơn giản và tinh tế, màn hình tương tác thân thiện và thông minh, các thao tác của người dùng trên ứng dụng HR247 được bảo đảm sử dụng nhanh chóng, hoạt động dễ dàng trên cả máy tính và điện thoại.
Ngoài ra, người dùng có thể lựa chọn chia sẻ bất cứ dữ liệu nào hoặc toàn bộ dữ liệu đang được lưu trữ cho cá nhân khác (như thành viên gia đình, nhân viên chăm sóc sức khỏe…) để hỗ trợ cung cấp thông tin trong các trường hợp cần thiết, như là trong trường hợp cấp cứu và rất nhiều tiện ích khác.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102