Viêm da cơ địa là một chứng viêm da, ngứa mãn tính. Bệnh lý này có thể đi kèm với các bệnh cơ địa khác như hen suyễn, sốt cỏ khô hay viêm mũi dị ứng… Cùng đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về bệnh lý này nhé!
1. Viêm da cơ địa là gì ?
Viêm da cơ địa (Atopic dermatitis) còn có nhiều tên gọi khác như: Bệnh chàm thể tạng, bệnh sẩn ngứa besnier, bệnh liken đơn mạn tính. Đây là một bệnh viêm da mãn tính có đặc điểm là tiến triển theo từng đợt, hay tái phát, thường bắt đầu hình thành bệnh ở trẻ nhỏ với các tổn thương dạng chàm trên da và gây ngứa.
2. Viêm da cơ địa có nguy hiểm không ?
Hầu hết các bệnh lý liên quan đến tình trạng da bị viêm đều gây cảm giác ngứa ngáy cực kỳ khó chịu, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người bệnh. Đánh giá về mức độ nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa, theo các bác sĩ, bệnh này không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nó cần được điều trị dứt điểm vì có thể gây ra các biến chứng nặng nề như:
- Viêm da cơ địa gây nhiễm trùng da hoặc bội nhiễm vi khuẩn nếu người bệnh gãi nhiều. Việc gãi vùng da bệnh không những làm tổn thương da mà đó còn là điều kiện để vi khuẩn từ móng tay tiếp xúc với vết thương và gây nhiễm trùng, lở loét hoặc không cẩn thận còn gây hoại tử.
- Viêm da cơ địa bội nhiễm do virus thì còn gây sốt, mọc mụn nước trên da, tổn thương nội tạng và có thể gây tử vong nếu bệnh tiến triển nặng.
- Viêm da cơ địa mãn tính nếu điều trị sai hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ khiế người bệnh bị mẩn đỏ toàn thân, bị sốt rét, rất ngứa và khó điều trị.
- Ảnh hưởng đến thị giác: Nếu viêm da cơ địa xuất hiện ở vùng da mỏng quanh mắt thì sẽ gây hại cho thị giác khi vi khuẩn có thể xâm nhập cùng các tổn thương da gây viêm kết mạc mắt, viêm mí mắt, chảy nước mắt liên tục…
- Sẹo: Bệnh viêm da cơ địa gây ra sẹo, các vết sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ cùng các vết ngứa, mẩn đỏ khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp.
- Biến chứng khác: Theo thống kê, có khoảng 30-50% người bệnh sẽ phải đối mặt với các bệnh dị ứng khác như: Suy hô hấp, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, hen phế quản.
Ngoài những biến chứng nguy hiểm trên, viêm da cơ địa nguy hiểm ở chỗ nó tái đi tái lại nhiều lần và có thể lan rộng đến nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể, việc điều trị rất tốn kém, mất thời gian.
3. Triệu chứng viêm da cơ địa
Các triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm các tổn thương da khô và ngứa. Điển hình là:
Da bị mẩn đỏ và rất ngứa: Với các nốt ban có hình tròn mẩn đỏ. Vùng da bị viêm thường là da chân, da tay. Khi sờ vào thì thấy sần sùi, thô ráp và có thể nổi mụn nước trắng nhỏ li ti.
Hiện tượng phù nề da: Vùng da bị bệnh dần trở nên dày, cộm hơn. Người bệnh viêm da cơ địa có thể thấy nóng tại vùng da đó kèm theo cảm giác ngứa ngáy nhất là khi vùng da bị tiết mồ hôi.
Vùng da bệnh bị đóng vảy và xuất hiện chàm: Khi các mụn nước vỡ, chúng sẽ chảy dịch rồi đóng thành vảy khi khô lại, dần dần trong quá trình hoạt động thì sẽ tạo thành các vết nứt hoặc bong ra thành vảy phấn.
Một số triệu chứng viêm da cơ địa khác: Người bệnh có thể thấy mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, bị viêm vùng da khi cố gãi.
4. Cách chữa viêm da cơ địa như thế nào?
Mục đích điều trị viêm da cơ địa là để giảm viêm, giảm ngứa và ngăn chặn các cơn bùng phát trong tương lai, tránh biến chứng. Theo đó, các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định chi tiết như sau:
Kem chống ngứa: dùng bôi vào vùng da có triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị ngứa quá nặng và ảnh hưởng đến sinh hoạt, đôi khi phải cần đến thuốc kháng histamine đường uống. Với các thuốc chống dị ứng gây buồn ngủ, bác sĩ thường kê cho uống buổi tối.
Kem dưỡng ẩm: phối hợp với kem chống ngứa làm giảm thiểu triệu chứng khó chịu. Ngoài những cơn cấp, cần thường xuyên dưỡng ẩm da, mềm da khi thời tiết lạnh và khô, tránh để da nứt nẻ sẽ làm dễ gây ngứa.
Kem kháng viêm: hạn chế phản ứng viêm tại chỗ quá mức khiến triệu chứng thuyên giảm hơn, da bớt mẩn đỏ, sưng, ngứa. Tuy nhiên, nên hạn chế bôi kem kháng viêm khi đã bớt ngứa và tăng cường các liệu pháp tự chăm sóc khác như làm ẩm da, mềm da cũng giúp kiểm soát viêm da cơ địa mức độ nhẹ thay vì dùng thuốc. Vì nếu dùng kéo dài kèm kháng viêm sẽ gây tác dụng phụ như làm đổi màu da, mỏng da, mọc lông và dễ làm da nhiễm trùng hơn. Các kem kháng viêm có corticoid chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, tùy vào tính chất tổn thương, bác sĩ sẽ kê dạng hoạt chất từ nhẹ đến nặng.
Kháng sinh: Trong trường hợp người bệnh có nhiễm trùng da thì việc điều trị cần bổ sung thêm kháng sinh trong một thời gian ngắn để điều trị nhiễm trùng. Đồng thời, nếu vết thương hở và chảy dịch, người bệnh cần đắp gạc, vệ sinh và thay băng mỗi ngày để tránh bội nhiễm.
Hạn chế các yếu tố kích thích bệnh khởi phát: Nhiều bệnh nhân lo lắng viêm da cơ địa có lây không vì sợ đã bị lây từ người khác hay lo ngại sẽ lây cho người thân trong gia đình. Tuy nhiên, bệnh do cơ địa của từng người nên hoàn toàn không lây nhiễm.
(Tổng hợp)
Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe?
Con người đang phải đối mặt với một thực trạng suy giảm sức khỏe thời hiện đại khá nghiêm trọng. Vậy giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe một cách hiệu quả và khoa học?
Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng HR247 – ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Website: http://myhealth.com.vn/
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102