This ad listing is expired.
0

Lạm dụng thuốc giảm đau và những mối nguy không ngờ

Tỉnh/Thành phốToàn quốc
Quốc giaVietnam
Thuốc giảm đau có thể được coi là con dao 2 lưỡi. Nó có tác dụng giúp con người bớt đi đau đớn nhưng bên cạnh đó cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nếu như người dùng không biết cách sử dụng và lạm dụng nó ở nhiều trường hợp không cần thiết. Ở bài viết này, HR247 sẽ giúp các bạn nắm rõ những mối nguy không ngờ nếu lạm dụng thuốc giảm đau, để từ đó các bạn có thêm thông tin và sử dụng thuốc giảm đau đúng cách, đúng liều lượng.
thuocgiamdau.jpg
1. Huyết áp cao
Theo một nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nếu phụ nữ sử dụng những loại thuốc giảm đau không chứa Aspirine sẽ tăng khả năng bị cao huyết áp gấp hai lần. Riêng Aspirine thì chưa có bằng chứng gây cao huyết áp ở phụ nữ.
2. Đau cấp tính thành mạn tính
Ban đầu, có thể người bệnh chỉ bị nhẹ nhưng bệnh do không được điều trị đúng nên trở nặng, từ các cơn đau cấp tính dễ dàng chuyển thành mạn tính, kéo dài, đau đớn dai dẳng, rất khó điều trị dứt điểm và có thể ảnh hưởng tới các dây thần kinh trong cơ thể. Vì thiếu hiểu biết và chủ quan mà nhiều người đã lạm dụng thuốc giảm đau trong cuộc sống hàng ngày. Nó kéo theo hàng loạt những nguy hại cho sức khỏe mà nhiều người không hay biết.
3. Viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa
Khi sử dụng liều cao Aspirine và những loại thuốc kháng viêm không steroidal (non – steroidal anti – inflammatory drugs – NSAIDS) có thể gây tổn hại các màng nhầy ở dạ dày và hệ tiêu hóa trên tạo nên sự viêm loét, xuất huyết ở hệ tiêu hóa. Sự lở loét đường tiêu hóa thường gây ói mửa, sụt cân, những trường hợp nghiêm trọng cần được can thiệp bằng phẫu thuật. Sử dụng liều cao ibuprofen trong ba ngày có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa, đau dạ dày…
4. Tổn thương gan nặng
Những loại thuốc giảm đau chứa paracetamol có thể làm tổn thương gan một cách nghiêm trọng nếu dùng sai cách. Triệu chứng của một lá gan bị tổn thương bao gồm chán ăn, buồn nôn, nếu không được điều trị đến nơi đến chốn có thể làm suy gan, thậm chí tử vong. Tuy nhiên, những rủi ro cho gan sẽ được giảm nếu không sử dụng thuốc giảm đau hơn liều đã được chỉ định hoặc thời gian quá dài hơn chỉ dịnh.
5. Tăng nguy cơ gãy xương
Một nghiên cứu thực hiện trong năm nay được đăng tải trên chuyên san General Internal Medicine cho thấy nhóm thuốc giảm đau opioids có thể làm tăng tần suất gãy xương ở người trên 60 tuổi, nhất là khi sử dụng nhóm thuốc này với liều lượng lớn hơn 50mg.
Nói tóm lại, khi bị bệnh bạn buộc phải theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. Bạn nên tuân thủ tuyệt đối về cách sử dụng: liều lượng, giờ uống và tìm hiểu thêm các tác dụng phụ nếu có khi dùng thuốc. Khi uống thuốc giảm đau, bạn không được uống với cafe, rượu vang vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và ảnh hưởng đến dạ dày của người bệnh. Khi thấy không hợp thuốc hay có bất cứ triệu chứng gì lạ, bạn cần đi khám ngay, chớ nên tăng liều lượng thuốc giảm đau bởi việc sử dụng quá liều loại thuốc này sẽ đem đến những nguy cơ khôn lường.
Đặc biệt hơn, hãy theo dõi tình hình sức khỏe của mình qua ứng dụng quản lý sức khỏe HR247. Đây là công cụ hữu hiệu cho phép người dùng quản lý và lưu trữ toàn bộ các thông tin liên quan đến sức khỏe của bản thân kể từ khi sinh ra, bao gồm cả thông tin nhóm máu, tiền sử bệnh tật, kết quả khám chữa bệnh, đơn thuốc, hình ảnh chẩn đoán…!
51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n.jpg
Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng HR247 – ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

27/02/2019 10:52

This ad has expired

Listing ID 9455c76098dddc17 36 total views, 2 today
Report problem
Processing your request, Please wait....

Liên hệ người đăng tin

Avatar of lyly98

lyly98

Listing Owner Member Since: 13/02/2017

Comments