This ad listing is expired.
0

Tổng hợp các lưu ý về bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới bạn cần biết

Tỉnh/Thành phốToàn quốc
Quốc giaVietnam
Giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh mãn tính diễn tiến theo thời gian. Bệnh lý này là tình trạng máu trong lòng tĩnh mạch không theo dòng chảy bình thường mà trào ngược lại ngoại biên gây ứ máu ở chân do các van tĩnh mạch đóng không kín. Để giúp người đọc có thêm những hiểu biết về căn bệnh giãn tĩnh mạch, HR247 sẽ tổng hợp những lưu ý về bệnh lý này trong bài viết sau.
suy gian tinh mach.jpg
1. Triệu chứng và các giai đoạn tiến triển của bệnh
Một số triệu chứng điển hình khi bị suy tĩnh mạch chi dưới: cảm giác nặng chân, tê mỏi, kiến bò, chuột rút chân, đau nhức chân, đặc biệt vùng bắp chân và bàn chân, sưng phù (vùng dễ nhận thấy nhất là mu bàn chân hoặc cổ chân), ngứa, dị cảm ở cẳng chân hay bàn chân, nóng rát, đau dọc mạch máu, tĩnh mạch xanh nổi và phình dọc theo đùi, cẳng chân, trên mắt cá hoặc đầu gối; thay đổi màu sắc da xung quanh cổ chân: sạm da, da mỏng hơn, lở loét hoặc nhiễm trùng mô mềm. Các triệu chứng thường nặng hơn về cuối ngày hoặc khi phải đứng lâu, ngồi lâu.
Bệnh gồm 7 giai đoạn tiến triển từ nhẹ đến nặng như sau:
– Giai đoạn cấp 0: không có biểu hiện bệnh lý tĩnh mạch có thể quan sát hay sờ thấy. Ở giai đoạn này, bệnh nhân có triệu chứng điển hình của suy tĩnh mạch nhưng chưa có dấu hiệu khi thăm khám.
– Giai đoạn cấp 1: giãn mao mạch mạng nhện hoặc dạng lưới đường kính nhỏ hơn 3 mm.
 Giai đoạn cấp 2: giãn tĩnh mạch, đường kính lớn hơn 3 mm.
– Giai đoạn cấp 3: phù chi dưới, chưa có biến đổi sắc tố trên da.
– Giai đoạn cấp 4: biến đổi trên da do bệnh lý tĩnh mạch: sạm da, chàm tĩnh mạch, teo da, xơ mỡ da.
– Giai đoạn cấp 5: gồm các biểu hiện giai đoạn 4 và loét da đã liền sẹo.
– Giai đoạn cấp 6: gồm các biểu hiện giai đoạn 4 và loét da chưa liền sẹo.
2. Nguyên nhân gây bệnh
– Bẩm sinh: do những bất thường về mặt di truyền, do bất thường về mặt giải phẫu của tĩnh mạch và hoặc van tĩnh mạch (bờ tự do van quá dài gây sa van, giãn vòng van, thiếu hụt hoặc thiểu sản van).
– Bị chèn ép: thai nhi, các khối u, có thể chèn ép tĩnh mạch chậu gây suy tĩnh mạch thứ phát.
– Hội chứng Klippel Trenaunay Webber: là một bất thường bẩm sinh, một nguyên nhân hiếm gặp của suy tĩnh mạch mạn tính bao gồm: bất thường về mao mạch (các bớt rượu vang), bất thường về tĩnh mạch và phì đại chi.
– Hội chứng May – Thuner hay hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu chung bên trái do sự chèn ép của động mạch chậu chung phải phía trước và cột sống phía sau. Bệnh có thể biểu hiện với biến chứng cấp tính huyết khối tĩnh mạch chậu đùi bên trái hay thể mạn tính như tình trạng suy tĩnh mạch mạn tính chân trái.
– Thoái hóa: van tĩnh mạch bị hỏng theo thời gian do ảnh hưởng bởi các yếu tố nguy cơ dẫn đến suy tĩnh mạch.
– Sau các bệnh lý khác: sau chấn thương vùng chân gây tổn thương van tĩnh mạch, sau bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới…
3. Phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Có các phương pháp điều trị như sau, người bệnh có thể áp dụng tùy theo tình trạng bệnh của mình, tốt nhất là nên có sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.
– Đi tất áp lực phù hợp.
– Sử dụng các thuốc trợ tĩnh mạch.
– Phẫu thuật cho những trường hợp cần thiết.
Khi phát hiện có những dấu hiệu bị bệnh, người bệnh cần đến các cơ sở y tế khác nhau để thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng thêm ứng dụng HR247 trong suốt quá trình khám và chữa bệnh của mình.
51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n
Đây là ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

23/12/2020 23:31

This ad has expired

Listing ID 5975fe370be817f6 31 total views, 2 today
Report problem
Processing your request, Please wait....

Liên hệ người đăng tin

Avatar of lyly98

lyly98

Listing Owner Member Since: 13/02/2017

Comments