This ad listing is expired.
0
Hãy cẩn trọng với các bệnh lý dễ mắc nhất vào mùa hè
Tỉnh/Thành phố | Toàn quốc |
Quốc gia | Vietnam |
Mùa hè thời tiết oi nóng, độ ẩm cao rất dễ khiến con người mắc các bệnh lý nguy hiểm như sốt xuất huyết, thuỷ đậu, sởi… Trong bài viết này, HR247 sẽ liệt kê một vài bệnh lý thường gặp nhất trong mùa hè để người đọc nắm rõ, có biện pháp phòng tránh khi thấy những dấu hiệu bất thường.
1. Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
Triệu chứng thường gặp ở bệnh sốt xuất huyết chủ yếu là sốt cao đột ngột 39-40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt, nổi mẩn, phát ban. Nặng hơn, người bệnh có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đau bụng, tụt huyết áp, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.
2. Bệnh Sởi
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành phổ biến ở trẻ em, bệnh xuất hiện quanh năm. Phương thức lây truyền bệnh bằng đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với chất tiết của mũi họng bệnh nhân. Bệnh sởi có tính lây truyền cao, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi đạt được >95% tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu trong cộng đồng.
Tất cả những người chưa bị mắc bệnh sởi hoặc chưa được gây miễn dịch đầy đủ bằng vắc xin sởi đều có nhiễm sởi. Đây là loại bệnh lành tính, nhưng có khả năng gây suy giảm miễn dịch rất nhanh nên trẻ mắc bệnh rất dễ bị biến chứng như viêm phổi, tiêu chảy…. và có thể diễn biến nặng hoặc tử vong do những căn bệnh này.
3. Bệnh tay chân miệng
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua đồ dùng, vật dụng bị nhiễm virus từ dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh. Bệnh thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng, lợi, lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông.
Căn bệnh này chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Phụ nữ mang thai cần phòng tránh bệnh, không nên tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh bởi có khả năng lây nhiễm và truyền virus sang cho con ngay trước hoặc trong khi sinh. Điều đáng lưu ý là một người có thể nhiễm bệnh tay chân miệng nhiều lần do mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể chỉ tạo ra kháng thể với một loại virus nhất định.
4. Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là bệnh đường tiêu hóa thường gặp nhất. Đối với người trưởng thành, bệnh tương đối ít nghiêm trọng khi họ có thể tự uống bù nước và điện giải. Tuy nhiên, khi tiêu chảy xảy ra ở trẻ nhỏ, bệnh sẽ trầm trọng hơn nếu người lớn không cho trẻ uống thêm nước hoặc trẻ không thể uống (do ói, hôn mê).
Tiêu chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng với lượng nhiều và số lần đi cầu nhiều hơn so với bình thường. Tùy vào thời gian kéo dài, có ba loại tiêu chảy chính:
– Tiêu chảy cấp tính kéo dài trong một vài ngày đến một tuần
– Tiêu chảy bán cấp kéo dài khoảng 3 tuần
– Tiêu chảy mạn tính kéo dài hơn 4 tuần.
5. Bệnh viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh nhiễm virus cấp tính. Bệnh làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh do chưa từng được tiêm chủng trước dây và có thể bị nhiễm virus khi đi du lịch, lao động, công tác vào vùng lưu hành bệnh.
Bệnh VNNB không lây trực tiếp từ người sang người. Bệnh được truyền sang người qua muỗi đốt. Muỗi hút máu động bị vật nhiễm virus (thường là từ lợn) rồi từ đó lại đốt người và truyền bệnh cho người.
6. Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm virus Varicella Zoter gây. Virus có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu.
Người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1-2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bọng nước đầu tiên. Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày.
Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe?
Con người đang phải đối mặt với một thực trạng suy giảm sức khỏe thời hiện đại khá nghiêm trọng. Vậy giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe một cách hiệu quả và khoa học?
Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng HR247 – ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102
Website: https://myhealth.com.vn/
Liên hệ người đăng tin
Bài viết gần đây
- Máy làm sữa hạt đa năng Medion MD 19725
- 30 phút ago
- Vật dụng gia đình
- Quận 7, TP HCM, Vietnam
- 2 views
- THƯƠNG LƯỢNG
- MỞ THẺ TÍN DỤNG ONLINE NGÂN HÀNG HSBC
- 35 phút ago
- Dịch vụ
- Toàn quốc, Vietnam
- 3 views
- 0
- Có nên sử dụng bàn là hơi nước cầm tay không?
- 40 phút ago
- Vật dụng gia đình
- Quận 7, TP HCM, Vietnam
- 3 views
- THƯƠNG LƯỢNG
Xem nhiều nhất trong ngày
- Dịch Vụ Cung Cấp Nhân Viên Bảo Vệ Chuyên Nghiệp – Giải Pháp An Ninh Tối Ưu (31 views)
- Dịch Vụ Bảo Vệ Ngân Hàng – Vì Sự An Toàn Của Tất Cả (29 views)
- Post Ads and Watch Your Business Flourish! (28 views)
- Cung Cấp Dịch Vụ Bảo Vệ – Giải Pháp Hàng Đầu Vì Sự An Toàn Cho Doanh Nghiệp Bạn (28 views)
- Dịch Vụ Bảo Vệ Trường Học – An Toàn Cho Môi Trường Giáo Dục (28 views)
- Tài khoản mini exness – tài khoản được sử dụng nhiều nhất (27 views)
- Dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp và uy tín tại TP. Hồ Chí Minh (24 views)
- Beahan-Rice (20 views)
- Báo giá cửa nhựa MDF Melamine tại Thủ Đức (16 views)
Comments