thỏa thuận

Lấy tủy xong bọc răng sứ liệu có đau?

Địa chỉTPHCM
Quận/huyệnQuận 7
Tỉnh/Thành phốToàn quốc
Quốc giaVietnam

Bọc răng sứ sau khi lấy tủy có đau không? Đây là thắc mắc của rất nhiều khách hàng khi điều trị nha khoa. Tại Nha khoa Việt Mỹ, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết, cung cấp thông tin chính xác và gợi ý cách giảm đau hiệu quả để bạn hoàn toàn yên tâm khi làm răng!

Đôi nét về tủy răng

Tủy răng là mô mềm nằm bên trong mỗi chiếc răng, chứa các dây thần kinh, mạch máu và mô liên kết. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và duy trì sức khỏe răng miệng. Tủy răng giúp phát triển chân răng trong giai đoạn răng đang hình thành.

Tủy răng cung cấp dưỡng chất và máu để nuôi răng, giúp duy trì sự sống của răng. Ngoài ra, nó còn có vai trò quan trọng trong việc phát hiện cảm giác như nóng, lạnh hay đau, giúp bảo vệ răng trước các tác động từ bên ngoài.

Khi tủy răng bị tổn thương do sâu răng, va đập hoặc viêm nhiễm, răng có thể bị đau nhức nghiêm trọng. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất răng hoặc lây lan viêm nhiễm sang vùng xung quanh.

Điều trị tủy răng, thường gọi là lấy tủy, là phương pháp loại bỏ phần tủy bị viêm hoặc nhiễm trùng. Quy trình này giúp giữ lại răng thật, đồng thời ngăn ngừa biến chứng, mang lại hiệu quả lâu dài cho sức khỏe răng miệng.

Tủy răng là tổ chức gồm những dây thần kinh và mạch máu bên trong của răng.

Bọc răng sứ sau khi lấy tủy có đau không?

Chỉ những trường hợp viêm tủy nặng, mới cần lấy tủy trước khi bọc răng sứ. Khi tủy được lấy, lúc này, răng trở thành “răng chết”. Vì vậy đối với câu hỏi “bọc răng sứ sau khi lấy tủy có đau không?”, nha khoa Việt Mỹ trả lời “hoàn toàn không đau”.

Bọc răng sứ sau khi lấy tủy có đau không?

Ngoài ra, trong quy trình bọc răng sứ, nha sĩ bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng điều trị. Điều này giúp bạn không đau, không ê buốt và cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. 

Trường hợp nào cần lấy tủy trước khi bọc răng sứ?

Trước khi bọc răng sứ, khách hàng sẽ được khám tổng quát sức khỏe răng miệng. Một số trường hợp phải điều trị bệnh lý răng miệng hoặc được chỉ định lấy tủy trước khi bọc sứ. Dưới đây là những trường hợp cần lấy tủy trước khi tiến hành bọc răng sứ.

Chân răng bị mòn

Nếu chân răng bị mòn nhiều, khiến tủy bị lộ, thì nha sĩ bác sĩ thường yêu cầu phải lấy tủy trước khi tiến hành bọc sứ. Điều này giúp bảo vệ răng thật, phòng tránh lung lay chân răng, mất răng thật vĩnh viễn.

Người bị sâu răng nặng

Nếu răng bị sâu nặng, tủy bị tổn thương trong thời gian dài thì nha sĩ bác sĩ sẽ yêu cầu lấy tủy để bảo vệ cấu trúc răng, tránh gãy hoặc mất răng. Ngoài ra, một số trường hợp sâu răng nặng khiến bị áp xe ổ răng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Người có răng bị chết tủy

Khi răng bị chết tủy chắc chắn phải thực hiện việc lấy tủy. Lấy tủy càng sớm càng tránh vi khuẩn tích tụ ở thân răng, gây nên những biến chứng nguy hiểm.

Người viêm nướu, viêm nha chu

Trường hợp răng đang bị viêm nướu, bị nha chu, bị sâu răng… thì phải điều trị bệnh trước khi bọc sứ. Tùy vào tình trạng hiện tại của răng mà nha sĩ bác sĩ sẽ chỉ định lấy tủy trước khi bọc sứ hoặc không cần lấy tủy.

Răng hô, mọc lệch nặng

Nhiều trường hợp răng hô và bị lệch cũng cần phải lấy tủy trước khi tiến hành bọc sứ. Răng mọc hướng ra ngoài nhiều, khiến tủy gặp nguy cơ bị ảnh hưởng trong quá trình mài cùi răng bọc sứ.

Chăm sóc răng sau khi lấy tủy và bọc sứ

Bạn đã có đáp án cho câu hỏi “bọc răng sứ sau khi lấy tủy có đau không?” Nhưng trong bài viết này, nha khoa Việt Mỹ còn cung cấp đến bạn thêm nhiều thông tin hữu ích khác liên quan đến việc lấy tủy răng.

Tiếp theo, bạn nên lưu ý đến vấn đề vệ sinh và chăm sóc răng sau khi lấy tủy. Cụ thể như sau: 

Tái tạo lại thân răng

Sau khi lấy tủy, để bảo tồn răng thật tốt nhất, tùy vào tình trạng của răng, nha sĩ bác sĩ thường chỉ định bạn trám răng, bọc sứ, cắm trụ… giúp răng vững chắc hơn khi nhai.

Có chế độ ăn uống hợp lý

Sau khi lấy tủy, răng không cảm nhận được độ cứng, dai của thức ăn. Vì vậy, bạn phải điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, tránh những thức ăn quá cứng, quá dai hoặc thức ăn quá nóng, quá lạnh cũng khiến răng thích ứng không kịp, gây nên tình trạng nứt hoặc vỡ răng.

Chế độ ăn uống hợp lý giúp gia tăng tuổi thọ răng sứ

Nhai chậm, nhai thật kỹ

Nếu bạn nhai nhanh, nuốt vội thì nên thay đổi thói quen này sau khi lấy tủy răng. Bạn nên nhai chậm, nhai thật kỹ. Đặc biệt hạn chế sử dụng răng đã chữa tủy để nhai. Điều này dễ khiến răng bị nứt, vỡ, gãy.

Vệ sinh và chăm sóc răng răng miệng kỹ

Đánh răng thường xuyên, ít nhất 2 lần mỗi ngày để giúp khoang miệng luôn sạch. Ngoài ra, bạn nên kết hợp thêm với chỉ nha khoa hoặc tăm nước, nước súc miệng để răng và khoang miệng được vệ sinh sạch sẽ. 

Khám sức khỏe răng miệng định kỳ

Việc khám sức khỏe răng miệng định kỳ tại các phòng khám nha khoa uy tín giúp bạn sớm phát hiện những bệnh lý răng miệng, giúp răng được bảo vệ tối đa và có biện pháp xử lý kịp thời.

Ngoài ra, khi thăm khám răng miệng, bạn nên thực hiện cạo vôi răng giúp răng miệng sạch sẽ, loại bỏ mảng bám tích tụ và phòng ngừa các bệnh răng miệng nguy hiểm.

Qua bài viết trên, Nha khoa Việt Mỹ hi vọng bạn đã có câu trả lời cho bọc răng sứ sau khi lấy tủy có đau không? Để quá trình bọc răng sứ diễn ra tốt đẹp và mang lại chất lượng tốt nhất, bạn hãy đến những địa chỉ làm răng sứ uy tín để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

 

23/11/2024 15:34

99954 days

Listing ID 9576741937c5d9e7 21 total views, 1 today
Report problem
Processing your request, Please wait....

Liên hệ người đăng tin

Avatar of nhakhoavietmy

nhakhoavietmy

Listing Owner Member Since: 17/09/2024
Nha khoa Việt Mỹ với lịch sử phát triển hơn 16 năm thành lập và phát triển, đội ngũ y tế giàu kinh nghiệm đem đến chất lượng dịch vụ nha khoa uy tín, công nghệ thăm khám hiện đại. Là một nha khoa uy tín với các loại dịch vụ, bảng giá niềng răng, trồng răng, nhổ răng rẻ và chất lượng cao rất đáng để bạn có thể thử. Bên cạnh đó, nha khoa Việt Mỹ còn cung cấp các kiến thức hữu ích về nha khoa niềng răng, nha khoa răng sứ và nha khoa tổng quát.

Contact Owner

Contact Owner

Complete the form below to send a message to this owner.

Comments