500

Bệnh hô hấp khi giao mùa

Tỉnh/Thành phốToàn quốc
Quốc giaVietnam

Vào thời điểm giao mùa, sự thay đổi đột ngột về thời tiết và độ ẩm không khí tạo điều kiện thuận lợi cho virút và vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Khi cơ thể không kịp thích ứng với điều kiện thời tiết mới, các bệnh lý về đường hô hấp như cảm cúm, viêm mũi họng, viêm họng, viêm phế quản, và viêm phổi dễ xảy ra hơn. Đặc biệt, những bệnh mạn tính như hen phế quản, giãn phế quản, và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể tái phát nặng hơn trong điều kiện này.

Viêm phế quản
Phế quản là một phần của hệ hô hấp, có nhiệm vụ dẫn khí vào phổi. Viêm phế quản xảy ra khi đường hô hấp trong phổi bị viêm và tạo ra quá nhiều chất nhầy. Khi đường dẫn khí bị nhiễm trùng, niêm mạc phế quản bị phù nề, sung huyết, bong các biểu mô phế quản, tạo nhiều đờm mủ bao phủ niêm mạc phế quản, khó thông khí dẫn đến khó thở.

Viêm tiểu phế quản
Là bệnh viêm nhiễm cấp tính của các phế quản kích thước nhỏ, có đường kính dưới 2mm hay còn gọi là các tiểu phế quản. Viêm tiểu phế quản thường là do vi rút, đứng hàng đầu là vi rút hợp bào hô hấp, chiếm 30 – 50% các trường hợp mắc bệnh. Viêm tiểu phế quản là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là 3 – 6 tháng tuổi. Khi mắc bệnh, các phế quản nhỏ này bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp thậm chí tắc nghẽn. Các bậc cha mẹ không được chủ quan khi thấy trẻ có những dấu hiệu như ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Sau từ 3 – 5 ngày thì trẻ ho ngày một nhiều, xuất hiện thở khó, thở rít. Những trường hợp nặng thì tím tái, thậm chí ngừng thở, trẻ bỏ bú, tím tái. Bệnh có triệu chứng tương tự hen suyễn.

Hen phế quản
Hen phế quản còn gọi là hen suyễn hay bệnh suyễn là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản, gây khó thở rít, ho, tức ngực từng đợt tái diễn, thường bị tắc nghẽn đường thở có thể tự hồi phục hoặc do điều trị. Quá trình viêm này hay kèm theo tăng tính phản ứng phế quản với nhiều tác nhân kích thích gây co thắt phế quản.

Viêm phổi
Người bệnh viêm đường hô hấp trên, tác nhân gây viêm dễ lan xuống cơ quan hô hấp dưới, dẫn tới viêm phổi. Đây là tình trạng viêm ở phổi thường do vi khuẩn, virut, nấm hoặc các tác nhân khác gây ra. Viêm phổi là vấn đề đặc biệt đáng lo ngại đối với người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hoặc bị suy giảm miễn dịch, nhưng cũng có thể xảy ra ở người trẻ khỏe. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em trên toàn thế giới.

Cảm cúm
– Vi rút cúm thuộc nhóm Orthomyxoviridae và được chia thành 3 típ A, B và C nhưng tùy loại và có thể gây thành dịch hay không. Bệnh cúm là bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây truyền nhanh, có thể gây thành dịch.
– Bệnh lây lan qua đường hô hấp, qua không khí giọt nhỏ qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân có chứa vi rút cúm qua ho, hắt hơi. Vi rút vào cơ thể qua đường mũi họng. Trong điều kiện giao mùa, thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.

Một số biện pháp phòng bệnh viêm đường hô hấp
Để hạn chế các bệnh hô hấp khi thời tiết giao mùa, một số biệp pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ phát bệnh có thể áp dụng sau đây:
– Giữ ấm cơ thể: Đối tượng cần chú ý nhất là ở trẻ em và người già, nếu phải ra ngoài cần tránh bị ướt, khi ướt mưa thì khi về nhà nên tắm ấm ngay. Dùng các thức uống ấm như trà, súp, cháo giúp tăng nhiệt độ trong cơ thể.
– Vệ sinh cá nhân, mũi họng, thường xuyên rửa tay: Vệ sinh cá nhân quan trọng để phòng bệnh, trong đó chú trọng đến vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối pha loãng. Để phòng bệnh liên quan đến đường hô hấp mỗi sáng hoặc tối nên súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng.
– Luôn rửa tay trước ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi hắt hơi hay khi tiếp xúc với nhiều người hay người đang bị cảm… Nên che miệng khi ho và hắt hơi để tránh lây nhiễm cho người xung quanh.
– Hạn chế tiêu thụ chất cồn và thuốc lá: Chất cồn làm cơ thể bị mất nước và là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị suy yếu. Thuốc lá vô cùng nguy hiểm đối với cơ quan hô hấp, 80% các trường hợp ung thư phổi có liên quan đến thuốc lá, khói thuốc lá chứa 7.000 chất độc hóa học trong đó có hàng trăm chất cực độc và ít nhất 70 chất có thể gây ung thư…
– Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Đủ nước sẽ giúp duy trì thân nhiệt ổn định, loại bỏ các độc tố trong cơ thể. Nhu cầu trung bình hàng ngày cơ thể cần khoảng 2 lít nước, cần nhiều hơn khi làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, khi chơi thể thao, hay khi bị tiêu chảy…
– Bổ sung vitamin C: Có thể bổ sung vitamin C qua hình thức thuốc hay các thực phẩm giàu vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày. Vitamin C giúp củng cố sức mạnh cho hệ thống miễn dịch của cơ thể.
– Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ giúp tái tạo sức khỏe sau một ngày dài làm việc. Người trưởng thành cần giấc ngủ 6 – 8 giờ trong ngày, người cao tuổi thì ít hơn và trẻ nhỏ thì dài hơn.
– Giữ môi trường không khí trong nhà và nơi làm việc sạch sẽ, thoáng mát nhằm khử sạch vi khuẩn, vi rút là mầm mống gây nên bệnh lý hô hấp nhiễm khuẩn, tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, độc hại.
– Tập thể dục đều đặn, phù hợp sức khỏe.

Khi có dấu hiệu mắc bệnh hô hấp, người bệnh cần đi khám để có chỉ định điều trị kịp thời, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc tự điều trị hoặc điều trị dựa vào đơn thuốc cũ.
Ngoài ra, để nâng cao sức khỏe , nâng cao hệ miễn dịch và bảo vệ lá phổi tốt thì chúng ta có thểm khảo thêm sản phẩm Nanowa – Đông trùng hạ thảo của Cty Thiên Dược nhé.

10/10/2024 11:42

99983 days, 5 hours

Listing ID 90367075b4376933 31 total views, 1 today
Report problem
Processing your request, Please wait....

Liên hệ người đăng tin

Avatar of ChangNano86

ChangNano86

Listing Owner Member Since: 24/07/2024

Contact Owner

Contact Owner

Complete the form below to send a message to this owner.

Comments