Công nghệ MR đã ra đời từ những năm 60 để hỗ trợ các ngành khoa học kỹ thuật như: Hàng không, quốc phòng, truyền hình, phẫu thuật y tế, thương mại…Thế nhưng tại Việt Nam, MR vẫn là một thuật ngữ mới mà nhiều cá nhân, tổ chức đang cố gắng tìm hiểu và ứng dụng vào các hoạt động kinh doanh của mình. Trong số tiếp theo của series khám phá công nghệ, VR360 sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về công nghệ tiềm năng này.
1. Công nghệ MR là gì?
Công nghệ MR (Mixed Reality) hay còn được biết đến với tên gọi thực tế hỗn hợp tăng cường, là sự kết hợp giữa thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR). Khái niệm MR nằm trong chuỗi xác lập trạng thái Mixed Reality Continuum mà Paul Milgram đã đưa ra vào năm 1994. Trong chuỗi trạng thái nối tiếp từ thực đến ảo thì khoảng giữa của sự hòa trộn và giao thoa này chính là MR. Thực tế hỗn hợp tăng cường thiết lập trạng thái cảm nhận của con người về môi trường thực tế ảo, nơi mà người dùng nhìn thấy môi trường thực tế và tương tác với các đối tượng có trong thế giới thực thông qua các thiết bị như kính thông minh, mũ VR.
2. Công nghệ MR và tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
Tại thị trường Việt Nam, công nghệ MR dù mới nhưng được nhiều chuyên gia đánh giá sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Với khả năng kết hợp giữa thực và ảo, MR được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như bất động sản, giáo dục, y tế… mang đến những sự thay đổi lớn cùng trải nghiệm tương tác độc đáo cho người dùng.
2.1 Ứng dụng MR vào Giáo dục và Đào tạo
Công nghệ thực tế hỗn hợp tăng cường được xem như làn gió mới trong ngành giáo dục và đào tạo, tạo nên những sự thay đổi lớn trong phương pháp giảng dạy và học tập. Được thể hiện rõ trong các tiết học giải phẫu của ngành y, giảng viên có thể sử dụng những bài giảng được mô phỏng bởi công nghệ MR và cho sinh viên trải nghiệm thực hành. Giúp sinh viên có thể tương tác với các đối tượng trong không gian thực và hình dung rõ hơn về các bước phẫu thuật phức tạp trong y học. Từ đó chất lượng học tập và tiếp thu của sinh viên trở nên tốt hơn thông qua các tiết học sinh động. Ví dụ khác trong các tiết học lịch sử, Mixed Reality có thể tái hiện lại các sự kiện lịch sử quan trọng thông qua hình ảnh và video sống động, giúp các bạn học sinh, sinh viên có được những trải nghiệm chân thực như đang sống trong thời điểm ấy.
Đối với nhà trường, ứng dụng công nghệ thực tế hỗn hợp giúp nâng cao chất lượng đào tạo, mở ra một hướng giảng dạy mới khác xa với cách dạy truyền thống trước đây tạo nên sự khác biệt so với những trường học khác. Công nghệ MR còn được nhà trường sử dụng trong giai đoạn tuyển sinh vô cùng hiệu quả. Nhờ vào việc mô phỏng không gian, MR tạo nên một chuyến tham quan thực tế ảo dành cho các bạn sinh viên ở các tỉnh, thành phố khác có thể tìm hiểu đầy đủ các thông tin, cơ sở vật chất của trường mà không phải tốn nhiều thời gian và chi phí để đến tham quan trực tiếp. Tạo nên sự tin tưởng không chỉ riêng các bạn học sinh, sinh viên mà còn các bậc phụ huynh khi lựa chọn môi trường để con mình học tập và phát triển.
2.2 Ứng dụng MR trong Kiến trúc – Xây dựng
Ngành kiến trúc và xây dựng ngày càng phát triển và yêu cầu kỹ thuật tiên tiến thì các công việc truyền thống đã không thể đáp ứng hoàn hảo các yêu cầu thực tế đặt ra. Chính vì vậy, cần sự hỗ trợ từ công nghệ thực tế hỗn hợp để có thể đạt được hiệu quả cao. Công nghệ MR cho phép kiến trúc sư có thể mô phỏng và tạo mô hình 3D sống động về các dự án xây dựng, cho phép kiểm tra và hiệu chỉnh các thiết kế trước khi đưa vào triển khai xây dựng. Giúp các kỹ sư có thể hiểu rõ được bản vẽ mà kiến trúc sư tạo nên, từ đó công việc được triển khai một cách rõ ràng và nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và tài nguyên.
Sử dụng Mixed Reality, kiến trúc sư dễ dàng truyền đạt những ý tưởng của mình đến với khách hàng, nhà đầu tư, giúp họ có thể nắm các thông tin một cách đầy đủ, có những hình dung rõ ràng về các đối tượng thực tế trong công trình được mô tả qua bản thiết kế. Dễ dàng đưa ra quyết định lựa chọn sau khi đã được trải nghiệm trực quan trong không gian thực tế hỗn hợp tăng cường. Khách hàng có thể tương tác với mô hình 3D của công trình, di chuyển trong không gian ảo và thấy nhiều góc nhìn khác nhau. Điều này giúp khách hàng có thể nắm được tiến độ công trình và giảm thiểu rủi ro không đáng có.
2.3 Ứng dụng MR trong lĩnh vực Giải trí
Công nghệ MR được giới trẻ ngày nay biết đến nhiều thông qua việc thiết lập các trò chơi thực tế ảo. Công nghệ cho phép tạo ra các đối tượng ảo được hợp nhất vào không gian thực, lúc này người chơi có thể tương tác với những đối tượng, nhân vật hoặc các hiện tượng được bổ sung vào. Ví dụ, người dùng có thể tấn công và chiến đấu với các quái vật ảo trong không gian xung quanh của họ, mang đến những trải nghiệm độc đáo và hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Không chỉ được ứng dụng vào các trò chơi, mà ngày nay thực tế hỗn hợp tăng cường còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực giải trí khác như điện ảnh, thể thao, mỹ thuật… Một ví dụ về Black Mirror: Bandersnatch của Netflix, cho phép người xem tương tác và đưa ra sự lựa chọn cho cuộc phiêu lưu của riêng mình khi phim đang trình chiếu. Hoặc Magic Leap áp dụng công nghệ MR trong điện ảnh bằng cách sử dụng tín hiệu trường ánh sáng được số hóa động, giúp đánh lừa bộ não nghĩ rằng đối tượng đang ở đó, trong khi thực tế đây chỉ là một phép chiếu.
2.4 Ứng dụng MR trong lĩnh vực Y tế
Công nghệ MR có nhiều tiềm năng khi ứng dụng vào lĩnh vực y tế. Với thực tế hỗn hợp tăng cường, các bác sĩ có thể sử dụng để tạo mô hình các lớp khác nhau của cơ thể con người trong các cuộc giải phẫu. Việc tạo ra các mô hình ba chiều về giải phẫu cùng với thông tin được cung cấp đầy đủ và chi tiết giúp đội ngũ bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán có căn cứ và chính xác hơn. Đồng thời giúp người nhà bệnh nhân hình dung một cách dễ dàng tình hình hiện tại của người bệnh, dễ dàng đưa ra những quyết định chính xác và an toàn. Ngoài ra, MR cũng có thể được sử dụng để giảm căng thẳng và lo âu cho bệnh nhân trong quá trình điều trị hoặc phục hồi sau phẫu thuật.
Sơ cứu y tế từ xa bằng hệ thống STAR (The System for Telementoring with Augmented Reality) là một hệ thống y tế từ xa áp dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường được phát triển cho mục đích quân sự tại Mỹ. Một bác sĩ phẫu thuật ở nơi khác có thể chia sẻ không gian và tầm nhìn với bác sĩ phẫu thuật tại chỗ, sử dụng hệ thống STAR để đưa ra chỉ thị về vị trí vết mổ của bệnh nhân. STAR được thiết kế để sử dụng trong các tình trạng khẩn cấp hoặc tại các khu vực khan hiếm nguồn lực y tế như chiến trường hoặc các khu vực không có sẵn các chuyên gia y tế cấp cao.
2.5 Ứng dụng MR trong lĩnh vực Bất động sản
Ngành bất động sản có nhiều hướng đi mới trong giai đoạn phục hồi kinh tế, nhờ vào việc ứng dụng công nghệ MR ứng dụng bằng giải pháp VR360 Virtual Tour trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giúp “thực tế hóa” các trải nghiệm mua sắm của khách hàng theo mọi góc độ, hướng nhìn. Chỉ với những thao tác đơn giản, khách hàng có thể di chuyển đến mọi vị trí mà mình muốn quan sát mang lại cảm giác và trải nghiệm chân thực nhất. Từ đó, người có nhu cầu sẽ có cái nhìn tổng quan hơn, nhân viên sales cũng dễ dàng đưa ra phân tích, tư vấn cho khách hàng những bất động sản phù hợp, tăng khả năng thành công trong giao dịch cũng như có thể giảm thời gian chốt được sale. Không chỉ vậy, ứng dụng công nghệ thực tế hỗn hợp tăng cường còn giúp thể hiện năng lực, độ chuyên nghiệp của dự án, tăng uy tín của doanh nghiệp.
Có thể thấy rằng công nghệ MR đang dần phủ sóng trong nhiều lĩnh vực mang đến những lợi ích vượt trội. Các chuyên gia đang thử nghiệm với việc nâng cấp các phản hồi của xúc giác, cho phép cảm biến tự động theo dõi chuyển động trong thời gian thực và gửi thông tin trở lại phần mềm MR. Có vẻ hợp lý khi mong đợi nhiều sự đột phá hơn nữa của công nghệ trong cuộc sống của chúng ta. Đừng quên theo dõi VR360 để cùng khám phá series công nghệ trong số tiếp theo!
>>> Trích nguồn từ: Khám phá công nghệ MR – Tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực