This ad listing is expired.
0

Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong mùa đông xuân?

Tỉnh/Thành phốToàn quốc
Quốc giaVietnam

Mùa đông – xuân là thời điểm thuận lợi cho nhiều bệnh lây nhiễm bùng phát. Vào thời điểm này, trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

suc khoe cho tre.jpg

3 tháng đầu năm là thời điểm các bệnh truyền nhiễm như cúm, thủy đậu, quai bị, liên cầu lợn … dễ lây lan nên số ca mắc bệnh thường tăng cao.

Dưới đây là những bệnh dễ bùng phát trong mùa đông – xuân:

1. Bệnh cúm

Đây là bệnh có xu hướng gia tăng vào thời điểm giao mùa giữa mùa đông và mùa xuân. Bệnh diễn biến với các biểu hiện sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, sổ mũi, ho. Thông thường người bệnh có thể phục hồi sau từ 2-7 ngày, nhưng đối với người lớn tuổi, trẻ em, người mắc bệnh về thận, thiếu máu, tim phổi hay suy giảm miễn dịch… bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ gây biến chứng nguy hiểm thậm chí dẫn tới tử vong.

Bệnh lây qua đường hô hấp, các giọt nước bọt bắn hay dịch tiết mũi họng của người bệnh do ho, hắt hơi. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Để phòng bệnh, người dẫn cần chú ý thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng, tiêm vắc-xin cúm mùa phòng bệnh…

2. Cúm A/H5N1

Bệnh cúm A/H5N1 là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm, do virus cúm type A, chủng H5N1, thuộc hộ Orthomyxoviridae gây ra.

Cúm A/H5N1 ở người có deiexn biến khó lường dễ dẫn đến biến chứng suy đa phủ tạng và tử vong. Do vậy “Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”, biết cách phòng tránh các nguy cơ gây bệnh chính là bảo vệ cho tính mạng cho bản thân, gia đình và toàn xã hội.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng virus đã gây truyền trực tiếp từ gia cầm sang người. Virus cúm A/H5N1 thường trải qua 2 thời kỳ để ấn rnaus và phát tán ra môi trường xung quanh. Thời kỳ ủ bệnh của cúm A/H5N1 dài hơn thời kỳ ủ bệnh của cúm theo mùa, từ 2-8 ngày và có thể dài đến 17 ngày. Tổ chức Y tế Thế giới đề nghệ đến thời kỷ ủ bệnh là 7 ngày áp dụng cho điều tra và theo dõi những người tiếp xúc với bệnh nhân.

Như cúm theo mùa, người bệnh đào thải virus khoảng 1-2 ngày trước khi khỏi phát và 3-5 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng, tuy nhiên có thể dài hơn, từ 7-10 ngày.

Để phòng bệnh, người dân cần chú ý không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn… Khi có biểu hiện sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm thì cần đến ngay cơ sở y tế.

3. Sởi, rubella

Bệnh Rubella lây nhiễm qua đường hô hấp, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nung bệnh từ 12-14 ngày, khởi phát với các triệu chứng sốt nhẹ, các dấu hiệu mắt ướt, ho, chảy nước mũi, ỉa lỏng… gần như không thấy.

Cách phòng ngừa đặc hiệu đối với bệnh Rubella là tiêm vắc-xin loại kết hợp phòng cả 3 bệnh rubella, sởi và quai bị. Sử dụng cho trẻ em trên 12 tháng tuổi và người lớn

4. Thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một dạng bệnh nhiễm trùng da, gây ra bởi loại virus có tên là Varicella Zoster (VZV) khiến người benehjcos các biểu hiện nổi bong bóng nước trên da và niêm mạc, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, sốt cao.

Bệnh thủy đậu có thể phòng ngừa từ sớm bằng cách tiêm phòng vắc-xin, giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống virus hiệu quả hơn. Nhờ có vắc-xin, con người có khả năng phòng bệnh 80-90%, 10% còn lại có nguy cơ nhiễm bệnh nhưng không quá nghiêm trọng và đảm bảo không bị biến chứng.

5. Quai bị

Là một bệnh truyền nhiễm, thường xảy ra vào mùa đông-xuân, khi mới nhiễm virus quai bị, bệnh nhân cảm thấy khó chịu, sợ gió, nhức đầu, đau trước tai, khó nhai, sau đó sốt cao, chảy nước bọt, một bên má sưng to rồi lan sang bên kia gây đau khi nước nuốt bọt.

Bệnh tuy lành tính nhưng có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới và có thể dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Các tuyến nước bọt khác, tụy và hệ thần kinh trung ương cũng có thể bị tổn thương.

6.Tiêu chảy

Đây là bệnh thường gặp nhất và do nhiều nguyên nhân: virus, vi khuẩn như tụ cầu vàng, thương hàn, lị… 3 tháng hàng năm nước ta đều ghi nhận số mắc bệnh rất cao, rải rác tử vong. Nắm 2015 nước ta ghi nhận hơn 125.000 ca bệnh, 3 trường hợp tử vong. Mất nước là dấu hiệu nguy hiểm nhất, nguy cơ tử vong rất cao đặc biệt là người già, trẻ em dưới 5 tuổi.

Bệnh chủ yếu lây lan qua đường tiêu hóa vì thế để phòng bệnh cần thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn chín uống sôi.

7. Tay chân miệng

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai) cho biết, thời tiết giao mùa, cùng với thời điểm trẻ tựu trường nên dịch tay chân miệng đang có nguy cơ ngày càng gia tăng. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi.

Để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ, cả cha mẹ và trẻ phải hình thành thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vời nước đang chảy nhiều lần trong một ngày. Vì bệnh tay chân miệng lây lan qua đường tiêu hóa khi ăn uống nên cần thực hiện tốt vệ sinh ăn uống như: ăn chín, uống sôi, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng…

Với trẻ đang bị mắc tay chân miệng cần cách ly trẻ ở nhà 10 ngày, không được đưa trẻ đến lớp, đến nơi tụ tập đông người để phòng lây nhiễm sang các trẻ khác.

Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe?

Con người đang phải đối mặt với một thực trạng suy giảm sức khỏe thời hiện đại khá nghiêm trọng. Vậy giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe một cách hiệu quả và khoa học?

51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n.jpg

Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng HR247 – ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.

Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

09/04/2019 16:34

This ad has expired

Listing ID 6405cac66b752a91 59 total views, 1 today
Report problem
Processing your request, Please wait....

Liên hệ người đăng tin

Avatar of lyly98

lyly98

Listing Owner Member Since: 13/02/2017

Comments