70.000

THỦ TỤC XUẤT NHẬP KHẨU TRỌN GÓI TẠI TPHCM

Địa chỉ11 (Lầu 1), Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM
Quận/huyệnQuận 1
Tỉnh/Thành phốTP HCM
Quốc giaVietnam
Zip/Postal Code70000

Xuất nhập khẩu là một hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá mà việc thực hiện được diễn ra giữa quốc gia này với quốc gia khác, giữa khu vực này với khu vực khác trên phạm vi thế giới nhằm đem lại lợi ích cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

Mục lục

1.1. Xuất nhập khẩu là gì?

Xuất nhập khẩu là hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa và dịch vụ được thực hiện của các chính phủ, tổ chức, cá nhân hay các chủ thể nói chung diễn ra giữa hai hay nhiều quốc gia khác nhau (tiếng Anh gọi là import – export). Sự trao đổi đó phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về quan hệ kinh tế giữa người sản xuất và tiêu dùng, sự chuyên môn hóa trong sản xuất hay đặc thù nguồn gốc, số lượng hàng hóa dịch vụ theo vị trí địa lý.

Xuất khẩu thương mại là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ (hữu hình như hàng hóa sờ nắm, nhìn thấy được; hoặc vô hình như phần mềm, bản quyền,…) cho chủ thể nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ để tính giá trị và làm phương tiện thanh toán (là tiền của một trong hai nước hay tiền tệ của nước thứ ba – đồng tiền thanh toán quốc tế).

Ngược lại với hoạt động xuất khẩu thương mại là nhập khẩu thương mại; là việc mua hàng hóa, dịch vụ của chủ thể nước ngoài và phải thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ đó.

Trước khi xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; các chủ thể phải thực hiện thủ tục hải quan cũng như các thủ tục với cơ quan quản lý nhà nước khác theo quy định.

Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu

1.2. Dịch vụ xuất nhập khẩu là gì?

Dịch vụ xuất nhập khẩu là tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến ngoại thương như: ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, thủ tục hải quan, các thủ tục đăng ký – kiểm tra với các cơ quan nhà nước nói chung như: xin giấy phép xuất nhập khẩu, kiểm dịch, phun trùng, công bố, kiểm tra chất lượng, đăng kiểm, xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)… mà bên nhận dịch vụ đứng ra đảm nhận và thực hiện thay cho bên giao dịch vụ.

Dịch vụ xuất nhập khẩu với sự chuyên môn hóa của mình nhằm cung cấp cho chủ thể hàng hóa (chủ hàng) dịch vụ tốt nhất, với nghiệp vụ chuyên sâu để thực hiện các nghiệp vụ thủ tục một các nhanh nhất phù hợp với các điều ước thông lệ quốc tế cũng như các quy định của nước sở tại. Nhanh chóng hoàn tất mọi thủ tục để đưa hàng ra thế giới cũng như nhận hàng về cho doanh nghiệp nhập khẩu.

Trong bối cảnh nhu cầu trao đổi hàng hóa, xuất nhập khẩu phát triển theo hướng chuyên môn hóa hiện đại hóa, các công ty tập trung phát triển chuyên sâu vào lĩnh vực của mình để tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt nhất nhằm cạnh tranh trong thế giới mở như hiện nay. Dịch vụ xuất nhập khẩu là người bạn đồng hàng cùng doanh nghiệp, chính là cầu nối giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường thế giới dễ dàng, nhanh chóng và tự tin.

2. Những lợi ích khi thuê dịch vụ làm thủ tục xuất nhập khẩu trọn gói tại tphcm

2.1. Tiết kiệm chi phí

Thuê dịch vụ xuất nhập khẩu chắc chắn sẽ tốn phí nhưng sẽ rẻ hơn nhiều so với việc doanh nghiệp đầu tư mở một bộ phận làm xuất nhập khẩu cho riêng mình. Trong khi đó, bạn chỉ phải trả chi phí cho mỗi lần nhập hay xuất một lô hàng nào đó.

Nếu duy trì một đội ngũ xuất nhập khẩu riêng cho mình, rất thuận tiện trong công việc nhưng bạn phải tốn thêm 1 khoảng chi tiêu văn phòng phẩm, trợ cấp, bảo hiểm, thuế, bàn ghế, máy móc… đặc biệt là tiền lương nhân viên đều đặn hàng tháng cho giao nhận, chứng từ ít nhất là 2 bộ phận này.

Hơn thế, các nhà cung cấp dịch vụ là những đơn vị hoạt động chuyên nghiệp trong ngành, họ có đội ngũ nhân viên đạt hiệu suất cao, phân phối nguồn lực có hiệu quả, có quan hệ tốt với hãng tàu, hải quan… chắc chắn chi phí họ đưa ra sẽ thấp hơn chi phí khách tự làm.

Khi nhận làm dịch vụ, họ thường ứng trước những khoản tiền để hoàn thành các thủ tục, chứng từ… cuối tháng họ mới gửi công nợ và thu tiền từ khách hàng.

2.2. Tiết kiệm thời gian

Vì tính chuyên nghiệp với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm được đào tạo một cách bài bản thì thời gian hoàn tất việc xuất nhập khẩu một lô hàng của bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Bên cạnh đó, kinh nghiệm thực tiễn cùng các mối quan hệ sẵn sẽ giúp bạn tránh được rất nhiều rủi ro khi khai báo, tác động tích cực góp phần gia tăng tính cạnh tranh hàng hóa của bạn trên thị trường.

2.3. Chia sẻ rủi ro

Nếu doanh nghiệp tự làm sẽ có thể có những sai sót về chứng từ, thủ tục… đôi khi khiến bạn phát sinh nhiều chi phí, thậm chí bạn có thể sẽ mất luôn hàng. Khi thuê dịch vụ xuất nhập khẩu, các nhà cung cấp sẽ hạn chế tối đa sai sót và rủi ro vì đây là trách nhiệm của họ. Và bạn chỉ cần trả thêm một ít chi phí và gần như toàn bộ rủi ro được chuyển sang nhà cung cấp dịch vụ.

2.4. Tiết kiệm nguồn nhân lực

Nếu bạn tuyển thêm nhân viên, mở rộng thêm mảng xuất nhập khẩu cho công ty thì khó đạt được hiệu quả kinh tế bằng việc thuê ngoài đồng thời cũng mất một nguồn nhân lực nhất định cho việc mở rộng này. Nếu bạn muốn tiết kiệm, không muốn thuê thêm nhân viên, thì đội ngũ hiện tại của bạn phải kiêm nhiệm thêm một lĩnh vực. Rõ ràng, việc này sẽ không mang lại hiệu quả. Thay vào đó, hãy để nguồn nhân lực của bạn tập trung hết sức vào chuyên môn của mình. Việc thuê sẽ tiết kiệm nguồn nhân lực của doanh nghiệp bạn.

2.5. Chất lượng

Rõ ràng chất lượng khi thuê ngoài sẽ tốt hơn chính bạn làm do sự chuyên môn hóa. Nhà cung cấp luôn tìm cách điều phối nhân lực, sử dụng triệt để những nhân lực quý hiếm để đạt chi phí thấp nhất và tiết kiệm thời gian nhất so với doanh nghiệp và các đối thủ cùng ngành.

3. Quy định pháp luật vận chuyển hàng hóa xuất khẩu rượu vang về Việt Nam

Căn cứ Điều 20 Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ quy định về sản xuất, kinh doanh rượu quy định:

Điều 20.Nhập khẩu rượu

  • Rượu nhập khẩu gồm có rượu thành phẩm đóng chai, hộp, thùng… để tiêu thụ ngay. Rượu dưới dạng phụ liệu và bán thành phẩm dùng để pha chế thành rượu thành phẩm tại Việt Nam.
  • Phải có chứng từ rượu nhập khẩu hợp pháp theo quy định hiện và thực hiện quy định tại Điều 15 của Nghị định này về dán tem rượu nhập khẩu.
  • Theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này về rượu nhập khẩu phải ghi nhãn hàng hóa và các quy định khác có liên quan.
  • Doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh và phân phối rượu mới được nhập khẩu rượu trực tiếp và chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp nhập khẩu rượu phụ liệu và bán thành phẩm dùng để pha chế thành rượu thành phẩm chỉ được bán cho những doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu.
  • Doanh nghiệp nếu có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp thì được phép nhập khẩu rượu trực tiếp hoặc được phép ủy thác nhập khẩu rượu phụ liệu và bán thành phẩm để pha chế thành rượu thành phẩm.
  • Rượu được nhập khẩu phải đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền trước khi nhập khẩu và được cấp “Thông báo kết quả xác nhận là thực phẩm đã đạt yêu cầu nhập khẩu” với từng lô hàng theo quy định hiện hành.
  • Rượu được nhập khẩu về Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế. Ngoài những chứng từ xuất trình cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu thì doanh nghiệp phải xuất trình thêm giấy chỉ định hoặc ủy quyền là nhà phân phối, nhập khẩu chính hãng của nơi sản xuất hoặc hợp đồng đại lý của nhà sản xuất, hãng, kinh doanh mặt hàng đó.”

Như vậy, để được phép nhập khẩu rượu thì các doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định trên.

4. Những loại hàng thuộc hàng cấm nhập, xin giấy phép?

Những câu hỏi thường xuất hiện mỗi khi chuẩn bị thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam thường là:

  • Mặt hàng nhập khẩu có thuộc mặt hàng cấm nhập khẩu không?
  • Hàng nhập khẩu có cần giấy phép không? Nếu cần có thì phải xin từ cơ quan nào?
  • Mặt hàng nhập khẩu có cần công bố hợp quy không?
  • Có cần kiểm tra chuyên ngành mặt hàng trước khi thông quan không? Nếu cần có thì của cơ quan nào?
  • Thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam

Tại sao cần phải tìm hiểu mặt hàng nhập khẩu có thuộc hàng cấm nhập khẩu không? Lý do là để tránh nhập phải mặt hàng cấm hoặc là không đủ thời gian xin giấy phép. Hay không kịp thời gian để công bố chất lượng trước khi nhập hàng về.

Do đó, khi quyết định nhập khẩu bất cứ một mặt hàng nào đó vào Việt Nam. Việc bạn cần cẩn trọng với việc xin giấy phép (nếu có) khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam. Sau khi đã hoàn thành bước kiểm tra, nếu mặt hàng mà bạn nhập khẩu không bị cấm. Không cần giấy phép hoặc có thể thu xếp được giấy phép thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm tìm hiểu tiếp các bước tiếp theo của thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam.

5. Thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam bằng loại hình nào?

Nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam có thể hiểu một cách đơn giản là loại hình nhập khẩu hàng hóa theo hợp đồng mua bán về Việt Nam. Sau đó sẽ bán nội địa hoặc làm nguyên liệu phục vụ sản xuất. Ví dụ như: nhập khẩu quần áo từ Đài Loan về Việt Nam để bán tại các cửa hàng; nhập khẩu thịt bò từ Nhật để bán tại các siêu thị hay cửa hàng lớn tại Việt Nam,…

Các loại hình của thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam bao gồm:

  • Nhập khẩu kinh doanh tiêu dùng (hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục hải quan cửa khẩu).
  • Nhập khẩu kinh doanh sản xuất (hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục Hải quan cửa khẩu).
  • Chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập.
  • Nhập khẩu hàng xuất khẩu bị trả lại.
  • Nhập khẩu kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
  • Chuyển tiêu thụ nội địa khác.
  • Nhập nguyên liệu của doanh nghiệp chế xuất từ nước ngoài.
  • Nhập tạo tài sản cố định của doanh nghiệp chế xuất.
  • Nhập nguyên liệu của doanh nghiệp chế xuất từ nội địa.
  • Nhập nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài.
  • Nhập nguyên liệu gia công từ hợp đồng khác chuyển sang.
  • Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu.
  • Nhập nguyên liệu vào kho báo thuế.
  • Nhập sản phẩm gia công ở nước ngoài.
  • Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất.
  • Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn.
  • Tạm nhập miễn thuế.
  • Tạm nhập khác.
  • Tái nhập hàng đã tạm xuất.
  • Hàng gửi kho ngoại quan.
  • Hàng đưa vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu.
  • Hàng nhập khẩu khác.

Sau khi kiểm tra được loại hình nhập khẩu của thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam của bạn. Bước tiếp theo, bạn cần phải kiểm tra xem hàng hóa bạn nhập khẩu có thuộc hàng hóa cấm nhập hoặc xin giấy phép hay không.

6. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

– Người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định là đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định nhưng đã có quyết định không bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền hoặc đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có nguyện vọng ở lại cơ sở.

7. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Đối tượng hoặc người giám hộ đối tượng.

8. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

– Ủy ban nhân dân cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Cơ sở trợ giúp trẻ em các cấp.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai xuất nhập khẩu mỹ phẩm về Việt Nam

– Đơn đề nghị tiếp nhận đối tượng vào cơ sở (mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số55/2015/TT-BLĐTBXHngày 16/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

10. Thuế nhập khẩu mỹ phẩm từ Châu Âu về Viêt Nam

Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) vào 30/6/2019. Đây là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU.

Ngày 30/03/2020, Hội đồng châu Âu đã quyết định phê chuẩn Hiệp định EVFTA. Đây là quyết định quan trọng, đánh dấu việc hoàn thành toàn bộ tiến trình phê chuẩn Hiệp định EVFTA về phía Liên minh châu Âu.

Theo quy trình, Hiệp định EVFTA sẽ có hiệu lực thực thi sau khi được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn và sau 30 ngày kể từ khi hai bên hoàn thành các thủ tục thông báo cho nhau.

Các nước châu Âu là các quốc gia thực hiện đối xử tối huệ quốc (MNF) trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Do đó, mỹ phẩm nhập khẩu có chứng nhận xuất xứ từ các nước này áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi.

Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu

Dưới đây là bảng thuế nhập khẩu mỹ phẩm từ các nước châu Âu 2020 bao gồm mã HS mỹ phẩm, mô tả hàng hóa và thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mỹ phẩm:

Mã hàngMô tả hàng hóaThuế nhập khẩu ưu đãi
(%) (*)
Thuế suất (%)
01/8/2020 – 31/12/202020212022
33.04Mỹ phẩm hoặc các chế phẩm để trang điểm và các chế phẩm dưỡng da (trừ dược phẩm), kể cả các chế phẩm chống nắng hoặc bắt nắng; các chế phẩm dùng cho móng tay hoặc móng chân.
3304.10.00– Chế phẩm trang điểm môi2019,216,513,7
3304.20.00– Chế phẩm trang điểm mắt2221,818,715,6
3304.30.00– Chế phẩm dùng cho móng tay và móng chân2219,216,513,7
– Loại khác:
3304.91.00– – Phấn, đã hoặc chưa nén2221,818,715,6
3304.99– – Loại khác:
3304.99.20– – – Kem ngăn ngừa mụn trứng cá108,77,56,2
3304.99.30– – – Kem và dung dịch (lotion) bôi mặt hoặc bôi da khác2017,51512,5
3304.99.90– – – Loại khác2017,51512,5

(*) Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành được quy định tại Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ.

(*) Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu giai đoạn 2020 – 2022 được quy định tại Nghị định 111/2020/NĐ-CP

11. Quy trình xuất nhập khẩu tại tphcm

Bước 1: Nghiên cứu, tìm và lựa chọn sản phẩm

Xác định mã HS của hàng hóa? Biết hàng hóa thuộc nhóm nào trong Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam.

Chính sách mà chính phủ áp dụng đối với hàng hóa đó? Tìm hiểu xem có cần xin giấy cấp phép không? Có cần đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng gì không?

Xác định nhu cầu tiêu dùng của khách hàng

Hạn sử dụng của sản phẩm nên được xem xét kĩ càng để đảm bảo chất lượng

Giá cả trên thị trường và số đối thủ cạnh tranh. Tìm hiểu kĩ để có thể kiểm soát được việc kinh doanh của bạn.

Bước 2: Tìm kiếm nhà cung cấp

Vì là hàng hóa xuất nhập khẩu nên lựa việc chọn những nhà cung cấp có uy tín, lịch sử giao dịch lâu năm rất quan trọng. Để tránh những rủi ro không đáng có về hàng hóa và rất khó để trả hàng nên bạn cần xem xét kĩ lưỡng quá trình này.

Bước 3: Tính toán chi phí xuất nhập khẩu

Đối với nhân viên Sales xuất khẩu, bạn phải tính được giá vốn sản xuất/ thu mua và các chi phí bán hàng (thuế xuất khẩu, cước vận tải, lãi dự tính…). Để xác định giá trị của lô hàng, từ đó quyết định giá cả sẽ trao đổi với đối tác.

Ngược lại đối với nhân viên Purchasing nhập khẩu, bạn phải tính được giá thành cho lô hàng nhập khẩu từ giá được báo và các chi phí mua hàng (thuế nhập khẩu, cước vận tải, lãi vay…). Để biết mình sẽ mất bao nhiêu tiền để mua được hàng, và đưa ra quyết định mua hàng.

Bước 4: Các thủ tục thanh toán, phương thức mua hàng và vận chuyển hàng hóa

a. Một số hình thức thanh toán

Thông thường phương thức thanh toán thường được sử dụng là chuyển khoản 30- 50% chi phí giao dịch. Cho đến khi nhận được biên lai giao nhận hàng thì số tiền còn lại sẽ được hoàn trả.

Thanh toán bằng Letter of Credit (tín dụng thư). Là hình thức có tính an toàn, đảm bảo nhất trong các giao dịch thanh toán quốc tế. Ngân hàng sẽ là đối tượng đảm bảo cho cả người bán và người mua. Bản chất của nó đơn giản là “Tiền trao cháo múc” – giao hàng nhận tiền và giao tiền nhận hàng.

Trong quá trình giao dịch, đừng bao giờ chấp nhận chuyển 100% số tiền trước khi nhận hàng.

b. Một số hình thức mua hàng

Trong quá trình nhập khẩu hàng hóa, có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau và mỗi phương thức đều có quy định cho người mua và người bán khác nhau.

FOB: Quy định người mua là người thanh toán các chi phí liên quan như thuê tàu, máy bay vận chuyển.

CIF: Ngược lại với FOB, phương thức này người bán là người thanh toán các chi phí.

EXW: Người mua phải đến trực tiếp kho của người bán để nhận và vận chuyển hàng. Chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí vận chuyển từ kho tới cảng nhập khẩu.

DDP: Người bán phải giao hàng và chịu các chi phí vận chuyển thay cho người mua.

c. Phương tiện vận chuyển hàng hóa

Vận chuyển bằng tàu biển: Là phương thức tiết kiệm chi phí nhất.

Chọn phương thức FCL ( Thuê nguyên container) khi hàng hóa xếp gần đầy để tiết kiệm chi phí

Chọn phương thức LCL ( Thuê một phần cointainer) nếu ít hàng hóa, trọng lượng chỉ khoảng vài tấn.

Vận chuyển bằng máy bay: Tiết kiệm thời gian vận chuyển nhưng chi phí lại cao hơn vận chuyển bằng tàu rất nhiều lần. thường dùng để vận chuyển các mặt hàng dễ hư hỏng như hoa tươi, hoa quả, thực phẩm khác…

Nếu chọn thanh toán bằng phương pháp FOB thì bạn nên trực tiếp liên hệ với các công ty vận tải quốc tế để có phương pháp vận chuyển hợp lí.

>>>> TÌM HIỂU THÊM: DỊCH VỤ VẬN TẢI QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (FCL & LCL)

Bước 5: Lựa chọn bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu

Việc mua bảo hiểm là không bắt buộc, quyết định phụ thuộc vào quá trình trao đổi, đàm phán giữa hai bên. Đa phần đều phụ thuộc vào bên nhập khẩu.

Khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, cần nắm vững 3 điều kiện bảo hiểm chính:

  • Bảo hiểm mọi rủi ro
  • Bảo hiểm có bồi thường tổn thất riêng
  • Bảo hiểm miễn bồi thường tổn thất riêng

Ngoài ra, còn có một số điều kiện bảo hiểm đặc biệt khác như bảo hiểm chiến tranh, đình công, bạo động.

Bước 6: Giấy phép xuất nhập khẩu

Xin giấy phép xuất nhập khẩu là vấn đề quan trọng đầu tiên về mặt pháp lý để tiến hành các khâu trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá. Theo chính sách mặt hàng hai bên sẽ phải làm hồ sơ xin giấy phép xuất nhập khẩu trước khi mở tờ khai hải quan. Nếu thường xuyên giao dịch với một đối tác quen (cùng mặt hàng, cùng xuất xứ…) thì bạn có thể xin giấy phép một lần và sử dụng cho nhiều lô hàng tiếp theo.

Bước 7: Lên kế hoạc kiểm dịch/ hun trùng/ kiểm định

Thông đây là quá trình bắt buộc đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật, thực vật như thú cưng, rau củ quả, lúa gạo,..

Trong trường hợp cần chứng minh về chất lượng/ số lượng hàng hóa sẽ được giao thì cần kết hợp với công ty dịch vụ tiến hành công việc kiểm định lô hàng. Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp không muốn lưu hàng ở cửa khẩu để chờ kiểm tra chuyên ngành thì có thể xin đưa hàng về bảo quản tại kho riêng để đảm bảo chất lượng hàng hóa sau đó mới tiến hành kiểm tra chuyên ngành và thông quan nhập khẩu.

Bước 8: Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Sau khi hoàn thành thủ tục xuất khẩu, lô hàng sẽ được vận chuyển về nước nhập khẩu. Bên bán nên thông báo kịp thời cho bên mua các thông tin liên quan đến lô hàng hoặc gửi sớm các chứng từ để bên mua xem trước chứng từ và giải quyết những vấn đề phát sinh

Khi hàng sắp tới cửa khẩu nhập, bên mua sẽ nhận được Thông báo hàng đến (Arrival Notice) từ đại lý của công ty vận tải để chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho việc nhận hàng. Bên mua sẽ chính thức nhận lô hàng từ cảng đến và đưa về kho của mình sau khi đã hoàn thành các thủ tục hành chính liên quan như: thủ tục hải quan, kiểm tra chuyên ngành, nộp thuế…

Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu

12. Quy trình dịch vụ thủ tục xuất nhập khẩu trọn gói tại TPHCM của Hừng Á

Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu

12.1. Quy trình thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm về việt nam

Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị

– Tờ khai hải quan về mỹ phẩm nhập khẩu (theo mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 25/VBHN-BTC) hoặc các chứng từ thay thế tờ khai hải quan.

– 01 Phiếu lưu hành mỹ phẩm nhập khẩu còn hiệu lực.

– Bản chụp Hợp đồng mua bán hàng hóa, với trường hợp nhập khẩu ủy thác sử dụng Hợp đồng ủy thác nhập khẩu hàng hóa.

– Bản chụp Hóa đơn thương mạị hoặc bản chụp Chứng từ có giá trị tương đương chứng minh khoản người mua phải thanh toán cho người bán.

– Bản chụp Vận tải đơn hoặc Chứng từ vận tải khác (miễn có giá trị tương) đương đối với trường hợp vận chuyển bằng đường sắt, đường hàng không, đường biển, vận tải đa phương thức (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý).

– Bản chụp Chứng từ chứng minh cá nhân/ đơn vị đủ điều kiện nhập khẩu mỹ phẩm.

– Tờ khai trị giá (lấy mẫu tại Phụ lục III Thông tư số 39/2015/TT-BTC).

– Bản chính Văn bản thông báo kết quả kiểm tra/ miễn kiểm tra chuyên ngành.

– Chứng từ chứng nhận xuất xứ sản phẩm mỹ phẩm.

Quy trình khai báo hải quan

Bước 1: Nộp hồ sơ hải quan mỹ phẩm nhập khẩu đã được chuẩn bị cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới 2 hình thức:

Nộp trực tiếp tại cơ quan chức năng có thẩm quyền, cụ thể là Chi cục Hải quan nơi cá nhân/ đơn vị thực hiện thủ tục thông quan.

Nộp tờ khai trực tuyến trên trang Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ

Nếu giấy tờ hợp lệ: Chuyển sang bước 3.

Nếu giấy tờ không hợp lệ: Cơ quan gửi thông báo chi tiết nội dung chưa hợp lệ. Đơn vị có trách nhiệm liên hệ với Chi cục Hải quan và sửa đổi, bổ sung giấy tờ theo yêu cầu.

Bước 3: Cơ quan chức năng kiểm tra thực tế lô hàng hóa nhập khẩu, đối chiếu với các chứng từ mà đơn vị cung cấp.

Bước 4: Đơn vị nhận kết quả trực tuyến sau khi tờ khai hải quan (nếu đăng ký điện tử), nhận kết quả trực tiếp nếu đăng ký thông thường

12.2. Thủ tục nhập khẩu rượu về việt nam

Hồ sơ hải quan:

  • Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
  • Hóa đơn thương mại
  • Vận đơn và các chứng từ vận tải khác (nếu có)
  • Tờ khai trị giá hàng hóa
  • Kê khai thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.

Công bố hợp quy

Sản phẩm bia, rượu là sản phẩm bắt buộc phải đăng kí công bố hợp quy sản phẩm nếu sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật. Nếu sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật thì doanh nghiệp phải thực hiện công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm.

Làm thủ tục kê khai thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia, rượu nhập khẩu

Tại Điều 1 Nghị định số 149/2003/NĐ-CP ngày 04/12/2003 của Chính phủ (trừ các trường hợp hàng hóa không phải chịu thuế TTĐB quy định tại điều 3 Nghị định số 149/2003/NĐ-CP) thì Bia là mặt hàng chịu thuế TTĐB.

Hồ sơ khai thuế TTĐB gồm:

  • Tờ khai thuế TTĐB;
  • Bảng kê hóa đơn;
  • Bảng kê thuế TTĐB được khấu trừ (nếu có).

13. Bảng giá dịch vụ thủ tục xuất nhập khẩu trọn gói tại TPHCM của Hừng Á như thế nào?

Liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0968 397 465 để được chúng tôi tư vấn dịch vụ thủ tục xuất nhập khẩu trọn gói và báo giá phù hợp cho từng loại hàng và theo từng khu vực.

14. Thời hạn giải quyết thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm

Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp lệ và lệ phí công bố, Cục Quản lý dược ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm

15. Dịch vụ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại Hừng Á

Thủ tục Hải quan đối với mỗi mặt hàng xuất khẩu hay nhập khẩu có những đặc thù riêng biệt và không thể áp dụng giống nhau hết ở các quốc gia. Đối với một lô hàng, nếu việc chuẩn bị chứng từ không cẩn thận và thiếu chính xác cũng như có bất kỳ sự sai sót trong quá trình lên tờ khai cũng sẽ thể dẫn đến sự chậm trễ thậm chí là đình trệ việc giao nhận hàng hóa tại cảng, gây phát sinh chi phí lớn đồng thời làm trì hoãn đến cả dây chuyền sản xuất của cả một nhà máy hay một hệ thống phân phối của một tập đoàn.

Vì vậy, thủ tục thông quan hàng hóa chính xác, nhanh chóng và hiệu quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Am hiểu những khó khăn cũng như tầm quan trọng của nghiệp vụ khai hải quan như đã nói ở trên, Hừng á Logistics đã dành toàn bộ tâm huyết để tuyển dụng và đào đạo đội ngũ nhân viên khai thuế hải quan dày dạn kinh nghiệm và nhiệt huyết để xử lý các bước nghiệp vụ thông quan hàng hóa cho Quý khách hàng.

Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu

Hừng á Logistics sẽ cung cấp các dịch vụ và nghiệp vụ cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị hồ sơ
  • Áp mã thuế đúng nhất phù hợp với từng mặt hàng
  • Xin cấp phép đối với những mặt hàng có điều kiện
  • Kiểm tra thông tin nợ thuế
  • Tư vấn toàn bộ trước khi khai quan
  • Khai hải quan từ xa và điện tử.
  • Thanh khoản bộ hồ sơ hải quan.

Khi sử dụng dịch vụ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu của Hừng á Logistics, chúng tôi sẽ:

  • Thay mặt cho các nhà nhập khẩu và xuất khẩu để đảm bảo rằng hàng hóa được thông quan nhanh chóng và hiệu quả.
  • Thay mặt cho khách hàng chuẩn bị giấy tờ nhập khẩu và xuất khẩu theo quy định của hải quan và luật pháp.
  • Cung cấp dịch vụ tư vấn hàng hoá, thuế và mức thuế suất, hàng hóa hạn chế xuất nhập khẩu, tỷ giá, các loại hình thủ tục hải quan, thư tín dụng, yêu cầu bảo hiểm, vận chuyển nội địa và quốc tế và quy định giao thông vận tải và thuế quan…
  • Thay mặt khách hàng thanh toán các khoản thuế, lưu kho, các chi phí khác để giải phóng hàng hóa.

16. Tại sao chọn Dịch Vụ Thủ tục xuất nhập khẩu trọn gói tại tphcm của Hừng Á

DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP, UY TÍN

Hừng Á Logistics luôn đồng hành cùng khách hàng để phát triển các dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, kiểm soát chi phí hợp lý, cam kết không phát sinh chi phí bất hợp lý so với báo giá ban đầu.

ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN

Đội ngũ nhân viên cực kỳ chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức chyên môn cao là yếu tố tạo nên nên chất lượng dịch vụ khác biệt. Hừng Á Logistics coi trọng việc hợp tác tận tâm, nhiệt tình, chân thành, tôn trọng tất cả các vấn đề nhỏ nhất của khách hàng để Hừng Á Logistics trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp và uy tín đối với khách hàng, đối tác.

NHÂN VIÊN TẬN TÌNH, CHU ĐÁO

Hừng Á Logistics tuân thủ về thời gian, hàng hoá luôn được vận chuyển đúng lịch trình. Chúng tôi chu đáo trong công tác chuẩn bị, trao đổi và cập nhật thông tin thường xuyên với đối tác, nghiên cứu từng vấn đề của khách hàng đối tác nhằm mang đến dịch vụ phù hợp nhất với từng yêu cầu cụ thể.

MẠNG LƯỚI TOÀN CẦU

Mạng lưới toàn cầu:

Với hệ thống đại lý nhiều nơi trên thế giới và hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận vận chuyển hàng hoá quốc tế. Hừng Á Logistics là công ty cung ứng dịch vụ logistics toàn cầu, phục vụ khách hàng xuất nhập khẩu hàng hoá đi các nơi trên thế giới như: Châu Á, Châu Âu, Châu Úc, Châu Mỹ….

Điểm mạnh của Hừng Á

Trở thành công ty cung cấp các dịch vụ Logistics chuyên nghiệp, tối ưu và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho từng nhu cầu riêng biệt của khách hàng. Hừng Á Logistics không chỉ là một công ty cung cấp dịch vụ logistics đơn thuần mà còn là người đồng hành đáng tin cậy, đem lại sự an tâm và tin tưởng lâu dài cho cả hai bên để cùng nhau phát triển bền vững trong nền kinh tế hội nhập

1. Chứng chỉ ISO 9001:2015

2. Chất lượng, an toàn & hiệu quả

3. Khẩu hiệu 3C: CAM KẾT – CỘNG TÁC – CHU ĐÁO

17. Thông tin liên hệ

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của Hừng Á. Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi! Hãy truy cập vào link để xem chi tiết.

HỆ THỐNG ĐẠI LÝ VIỆT NAM

1. VP. TP. HỒ CHÍ MINH – TRỤ SỞ CHÍNH:

HUNG A LOGISTICS CO., LTD
11 (Lầu 1), Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận.1, TP.HCM, Việt Nam
Điện thoại: 0968 397 465
Fax: + 84 8 3821.1975
Email: [email protected]
Web: www.hungalogistics.com

2. VP. HÀ NỘI:

74 Nguyễn Du, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: + 84 4 3826.3100
Fax: + 84 4 3822.9699
Email: [email protected]

3. VP. ĐÀ NẴNG:

113 Hoàng Văn Thụ, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng, Việt Nam
Điện thoại: + 84 511 382.3538
Fax: + 84 511 389.7406
Email: [email protected]

4. VP. HẢI PHÒNG:

35 Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: + 84 31 374.5529/382.2573
Fax : + 84 31 382.2575
Email: [email protected]

HỆ THỐNG ĐẠI LÝ QUỐC TẾ

Châu Á và Châu Úc:
Thái Lan, Sing-ga-pu-ra, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, In-do-ne-sia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma-lay-sia, Philippine, Ấn Độ, Nga, Úc…

Châu Âu:
Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Anh…

Châu Mỹ:
Canada, Hoa Kỳ.

11/10/2024 10:09

99922 days, 20 hours

Listing ID 646670896c397c61 66 total views, 1 today
Report problem
Processing your request, Please wait....

Liên hệ người đăng tin

Avatar of hungalogistics

hungalogistics

Listing Owner Member Since: 13/04/2022

Contact Owner

Contact Owner

Complete the form below to send a message to this owner.

Comments