This ad listing is expired.
0

Những lưu ý cơ bản về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch

Tỉnh/Thành phốToàn quốc
Quốc giaVietnam
(Tổng hợp) – Căn bệnh suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh thời đại, bên cạnh các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường… Ở bài viết này, HR247 sẽ cung cấp thêm thông tin về bệnh lý này giúp người đọc thuận tiện hơn trong việc theo dõi và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch.
Những lưu ý cơ bản về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch
1. Suy giãn tĩnh mạch là gì?
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý của hệ thống tĩnh mạch bao gồm hiện tượng viêm thành tĩnh mạch phối hợp với việc trào ngược của dòng máu về tim làm cho tĩnh mạch giãn ra và không làm tròn chức năng của nó, làm cho ứ trệ tuần hoàn ngoại vi.
2. Những người dễ bị suy giãn tĩnh mạch là ai?
Người có nguy cơ mắc chứng suy giãn tĩnh mạch nhất bao gồm: người lớn tuổi trên 50 tuổi, có yếu tố gia đình, người thu nhập thấp do làm việc đứng – ngồi nhiều, béo phì, mặc đồ chật, đi guốc cao gót, phụ nữ mang thai nhiều lần và sử dụng thuốc ngừa thai…
Tuy nhiên, căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Có những bệnh nhân chỉ từ 18-20 tuổi. Thời đại hiện nay quá trình vận đông của con người ngày càng giảm, cùng với việc nạp quá ít chất xơ trong khẩu phần ăn…. Đó là những yếu tố làm bệnh suy giãn tĩnh mạch ngày càng trẻ hóa và phổ biến trong xã hội ngày nay.
Hiện nay tại khu vực châu Á có gần 300 triệu người mắc căn bệnh này. Bệnh đa phần gặp ở nữ giới với tỉ lệ 3 nữ thì có 1 nam.
3. Triệu chứng của bệnh là gì?
Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường có các triệu chứng sau đây:
  • Triệu chứng nặng chân, phù chân vào buổi chiều khi đứng nhiều hoặc ngồi nhiều
  • Chuột rút, đau bắp chân
  • Cảm giác tê – kiến bò 2 chi dưới…
Bệnh tiến triển qua 2 giai đoạn, giai đoạn đầu là suy tĩnh mạch, sau đó là giãn tĩnh mạch do hiện tượng viêm thành tĩnh mạch và trào ngược dòng máu trở về tim lâu ngày làm cho tĩnh mạch bị giãn ra, đặc biệt là hệ thống tĩnh mạch nông và tĩnh mạch xuyên gây ra nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Trong thời kỳ này người bệnh thường nhận thấy tĩnh mạch nông và xuyên nổi ngoằn ngoèo dưới da, đôi khi to bằng ngón tay cái; đôi lúc có hiện tượng viêm và thuyên tắc tĩnh mạch kèm theo.
4. Phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch
Với bệnh lý suy giãn tĩnh mạch nông, hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị, từ việc bắt đầu bằng thay đổi sống và làm việc đến việc thay đổi chế độ dinh dưỡng với nhiều chất xơ, vitamin C giúp bền thành tĩnh mạch chống hiện tượng viêm; đến sử dụng các loại thuốc hỗ trợ tĩnh mạch và tất áp lực là những phương pháp điều trị cơ bản.
Nếu bệnh nhân nặng hơn thì nên sử dụng các phương pháp điều trị xâm lấn như chích xơ tĩnh mạch bằng chất tạo bọt, đến điều trị bằng các phương pháp can thiệp nội tĩnh mạch: Đốt tĩnh mạch giãn bằng sóng cao tần, laser nội mạch hoặc sử dụng chất keo dán sinh học bơm dán thành tĩnh mạch lại, các phương pháp này rút ngắn thời gian điều trị, nằm viện, tuy nhiên giá thành hơi cao nên không phải bệnh nhân nào cũng có điều kiện thực hiện.
Cuối cùng là phẫu thuật lấy bỏ tĩnh mạch bị giãn với tỉ lệ thành công từ 95 – 98%.
5. Khi bị suy giãn tĩnh mạch nên làm thế nào?
Khi phát hiện mình có những triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch, người bệnh nên đến trực tiếp cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa trị kịp thời.
Những lưu ý cơ bản về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch
Bên cạnh đó, người bệnh nên sử dụng HR247 – ứng dụng quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân để theo dõi bệnh sử của mình và giúp các bác sĩ nắm được tình hình sức khỏe sau mỗi lần tái khám và điều trị. Ứng dụng cho phép người dùng quản lý và lưu trữ toàn bộ các thông tin liên quan đến sức khỏe của bản thân kể từ khi sinh ra, bao gồm cả thông tin nhóm máu, tiền sử bệnh tật, kết quả khám chữa bệnh, đơn thuốc, hình ảnh chẩn đoán…!
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

27/02/2019 10:26

This ad has expired

Listing ID 4935c7603662eaae 38 total views, 1 today
Report problem
Processing your request, Please wait....

Liên hệ người đăng tin

Avatar of lyly98

lyly98

Listing Owner Member Since: 13/02/2017

Comments